Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thanh, CEO của Xanh SM, đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về cột mốc 5 năm gắn bó với Tập đoàn Vingroup (VIC). Bài đăng ngắn gọn nhưng đã kể lại hành trình đầy cảm xúc của một lãnh đạo trẻ tài năng tại một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam.
Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thanh, CEO của Xanh SM, đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về cột mốc 5 năm gắn bó với Tập đoàn Vingroup (VIC). Bài đăng ngắn gọn nhưng đã kể lại hành trình đầy cảm xúc của một lãnh đạo trẻ tài năng tại một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam.
Trong hai ngày xét xử trước đó, mỗi khi được cảnh sát dẫn giải vào phòng xử, bị cáo Phan Quốc Việt cười tươi, gật đầu chào, thi thoảng quay sang nói chuyện với cựu thượng tá Hồ Anh Sơn và các bị cáo khác.
Bị cáo Hồ Anh Sơn tại phiên tòa ngày 29-12
Trả lời thẩm vấn, ông Việt cho biết Việt Á tham gia đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm với Học viện Quân y vì trước đó công ty của ông "đã là doanh nghiệp hàng đầu" trong ngành sản xuất kit xét nghiệm.
Cựu tổng giám đốc Việt Á cho hay "không có động cơ vụ lợi" vì khi xông vào tâm dịch chính bản thân ông chấp nhận hy sinh cả tính mạng. Ông Việt khẳng định "riêng về vấn đề xét nghiệm thì công trạng của Việt Á phải lớn hơn Bộ Y tế".
Trong khi đó, bị cáo Hồ Anh Sơn thừa nhận đã soạn văn bản cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit xét nghiệm với Học viện Quân y.
Các bị cáo trong phiên tòa chiều 29-12 - Ảnh: DANH TRỌNG
Đáng chú ý, trong phần tự bào chữa, bị cáo Sơn chỉ xin tòa đặt một câu hỏi: "Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh như vậy với chất lượng hai bộ kit như vậy thì chúng ta chọn phương án nào?".
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, bị cáo, viện kiểm sát khẳng định việc mua bán kit xét nghiệm giữa Công ty Việt Á và Học viện Quân y phục vụ cho việc phòng chống dịch diễn ra với rất nhiều hợp đồng, trong thời gian dài, nên "không còn là tình thế cấp thiết".
Đại diện viện kiểm cho rằng bị cáo Sơn là một nhà khoa học "không thể dùng kết quả nghiên cứu của người khác để đánh bóng tên tuổi, vụ lợi".
Nói lời sau cùng, cựu thượng tá Hồ Anh Sơn thừa nhận sai phạm, cho hay "nếu thời gian quay lại vẫn dấn thân nhưng chọn con đường đúng đắn".
Còn Phan Quốc Việt mong tòa xem xét công trạng của mình, giá trị của kit Việt Á, bối cảnh phạm tội, "hoàn toàn vì lợi ích chung của đất nước", để cho bị cáo mức án thấp nhất có thể.
Các bị cáo còn lại đều bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong tòa cân nhắc, cho hưởng chính sách khoan hồng.
Bản án xác định, trước tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài, có nguy cơ vào Việt Nam, ban giám đốc Học viện Quân y đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit xét nghiệm COVID-19.
Do vụ lợi cá nhân, từ tháng 1-2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 test kit thử nghiệm. Sau đó để Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kit.
Hành vi gian dối của các bị cáo đã gây thiệt hại gần 18,5 tỉ đồng. Ông Hùng bị cáo buộc nhận "lót tay" 350.000 USD từ Việt Á, ông Sơn nhận 2,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt chi hơn 7,1 tỉ đồng cho nhóm cựu sĩ quan Học viện Quân y liên quan sai phạm trong đấu thầu vật tư y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM, giai đoạn tháng 5 đến tháng 12-2021.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, thương mại toàn cầu ảm đạm nhưng 5 tháng đầu năm 2020, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc.
Trong đó, riêng ở chiều xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nước ta. Cụ thể, 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 25,11 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ 2019 và chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong khi đó, ở chiều nhập khẩu, lượng hàng hóa từ Mỹ nhập vào Việt Nam trị giá 6 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 6,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là với lĩnh vực dệt may. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo Tổng cục Hải quan, 25 năm sau khi bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995-12/7/2020), hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ có sự tăng trưởng vượt bậc, là một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước.
Cụ thể, nếu năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD thì kết thúc năm 2019, con số này đã đạt mốc gần 76 tỷ USD (đạt 75,72 tỷ USD), gấp khoảng 168 lần so với năm 1995.
Riêng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 61,35 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2018 và chiếm tới 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là với lĩnh vực dệt may.
Năm ngoái, riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt trị giá 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm tới 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước, ưu thế lớn được duy trì suốt nhiều năm.
Ngoài ra, năm 2019, Việt Nam còn có nhiều ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD như: điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 8,9 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,05 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 5,06 tỷ USD.
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch từ thị trường Mỹ trong năm ngoái đạt 14,37 tỷ USD, và chiếm 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực từ Mỹ có thể kể đến như: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 4,85 tỷ USD; nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 2,13 tỷ USD.
Hội đồng xét xử đánh giá tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm mất uy tín, lòng tin của nhân dân đối với quân đội.
Hội đồng xét xử tuyên án với các bị cáo - Ảnh: DANH TRỌNG
Bên cạnh đó, hành vi của các bị cáo còn xâm phạm đến tính đúng đắn, cạnh tranh công bằng trong đấu thầu, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Vi vậy, tòa cho rằng cần xử lý nghiêm các bị cáo theo quy định pháp luật.
Hội đồng xét xử cho rằng đây là vụ án đồng phạm giản đơn.
Trong đó, bị cáo Trịnh Thanh Hùng vì vụ lợi cá nhân mà đã lợi dụng chức vụ quyền hạn Bộ Khoa học và Công nghệ giao để thông đồng với Phan Quốc Việt rồi yêu cầu Hồ Anh Sơn đưa Việt Á vào tham gia đề tài nghiên cứu, sản xuất kit xét nghiệm, sau đó nghiệm thu đề tài trái pháp luật.
Bị cáo Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng và Hồ Anh Sơn dùng kit của Việt Á cung cấp đưa đi thử nghiệm, nghiệm thu đề tài trái pháp luật.
Ngoài ra Phan Quốc Việt vì vụ lợi cá nhân, muốn bán được nhiều kit thu nhiều lợi nhuận nên để Học viện Quân y nhận kit, lập các văn bản trước rồi hợp thức sau, sau đó chi tiền "hoa hồng" cho các bị cáo khác. "Bị cáo Việt giữ vai trò, trách nhiệm chính trong vụ án".
Bị cáo Hồ Anh Sơn được Học viện Quân y phân công nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tuy nhiên bị cáo không thực hiện việc nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của đề tài mà thông đồng cùng Hùng và Việt sử dụng kit của Việt Á để cung cấp, đưa đi thử nghiệm đề tài trái pháp luật.
Các bị cáo nghe tuyên án - Ảnh: DANH TRỌNG
Bị cáo Sơn phải chịu trách nhiệm sau bị cáo Hùng và Việt, và chịu trách nhiệm với thiệt hại của việc nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra Hồ Anh Sơn còn lợi dụng chức vụ quyền hạn thu gom tăm bông, ống môi trường, dán nhãn Học viện Quân y rồi bán lại cho Công ty Việt Á để thu lời bất chính.