Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Năm 2023 quy định mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Chi tiết sẽ được EBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Năm 2023 quy định mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Chi tiết sẽ được EBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Theo quy định của pháp luật cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 thì sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú là:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong đó: Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế.
Thu nhập phải chịu thuế là tổng tất cả các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất tương tự như tiền công, tiền lương không bao gồm những khoản như sau:
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định chi tiết 10 khoản thu nhập chịu thuế.
Thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ thuế TNCN được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Những khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:
Để giúp bạn dễ dàng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải đóng hàng tháng Meinvoice có lập bảng tính thuế thu nhập cá nhân cho một số mức lương phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo.
Lưu ý: Mức lương đóng bảo hiểm được tính bằng với thu nhập tháng
Từ bảng trên có thể thấy những người có mức thu nhập 20 triệu trở xuống sẽ phải nộp số thế TNCN rất ít. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế hoặc có người phụ thuộc thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp).
Đối tượng nộp thuế TNCN là đối tượng cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của luật thuế TNCN.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện trên.
Ngoài ra đối với cá nhân cư trú thì được chia thành các đối tượng cụ thể sau:
Xem thêm: Phần mềm kế toán làm cho nhiều doanh nghiệp
Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 2, Luật thuế TNCN 2007 có ba đối tượng nộp thuế cá nhân gồm:
(1) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3, Luật TNCN, phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng 2 điều kiện cá nhân cư trú trên.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Căn cứ vào Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi bổ sung tại Luật 26/2012/QH13 có 10 loại thu nhập chịu thuế bao gồm các loại sau:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Việc xác nhận mức đóng thuế thu nhập cá nhân được chia làm 2 dạng là biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần.
Biểu thuế lũy từng phần là phần áp dụng cho thu nhập tính thuế tiền công, tiền lương, kinh doanh của cá nhân và tổ chức. Mức đóng thuế được quy định ở biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Biểu thuế toàn phần là áp dụng cho thu nhập tính thuế từ những hoạt động đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng thương mại, trúng giải thưởng, bản quyền, nhận tài sản thừa kế, quà tặng. Mức đóng thuế TNCN được quy định ở biểu thuế toàn phần như sau:
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
Hiện nay, theo quy định của Luật Thuế TNCN các khoản thu nhập chịu thuế TNCN sẽ bao gồm các khoản thu nhập như sau:
Trường hợp 1: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 03 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương
Những công thức áp dụng để tính thuế TNCN
(1): Thuế TNCN cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.
(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.
Sử dụng công thức trên theo thứ tự (1) (2) (3) để tính thuế thu nhập cá nhân theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập cá nhân đến từ tiền lương, tiền công nhận được.
Bước 2: Tính những khoản được miễn thuế
Những khoản thu nhập từ tiền lương của cá nhân được miễn thuế là:
Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế theo công thức số (3)
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
Những khoản được giảm trừ được quy định bao gồm:
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế (2)
Để tính thuế suất cần đóng, bạn nên áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh ở mục “mức đóng thuế thu nhập cá nhân”. Sau khi bạn đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, bạn áp dụng công thức tính số (1) sẽ ra được tiền thuế thu nhập cá nhân cần phải đóng.
Như vậy chúng ta có thể thấy sau khi đã biết được hai biến là “thu nhập tính thuế” và “thuế suất” sẽ tính được mức thuế thu nhập cá nhân cần đóng theo phương pháp lũy tiến. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn bằng cách tính “thu nhập tính thuế” và áp dụng bảng dưới đây để ra mức thuế TNCN cần phải đóng.
Ví dụ: Để giúp bạn dễ hình dung dưới đây là cách tính thuế TNCN đối với ông A hiện có hợp đồng lao động trên 3 tháng tại một công ty ở Hà Nội cùng các thông tin sau:
Trong thời gian này ông A không tham gia bất cứ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo nào.
Cách tính thuế TNCN của ông A trong 1 tháng như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ = 30.500.000đ – (3.150.000đ + 15.400.000đ) = 11.450.000đ
Có thể thấy, thu nhập tính thuế của ông A đang ở bậc 3 (trên 10 triệu đồng), áp vào công thức cho bậc 3 trong bảng biểu thuế lũy tiến từng phần, sẽ có:
➞ Số thuế TNCN phải nộp = 15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu = 15% x 11.450.000đ – 0,75 triệu = 967.500đ
Trường hợp 2: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định với nội dung là cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng thì không cần chịu thuế với mức 10%. Trường hợp cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng thì phải khấu trừ là 10%.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp 02 là:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả