Tổng thống Cộng hòa Singapore[a] là nguyên thủ quốc gia của Singapore. Tổng thống thay mặt cho Singapore về đối ngoại và nắm giữ một số quyền hành pháp nhất định đối với Chính phủ Singapore, bao gồm quyền kiểm soát dự trữ quốc gia và quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm những chức danh công chức.
Tổng thống Cộng hòa Singapore[a] là nguyên thủ quốc gia của Singapore. Tổng thống thay mặt cho Singapore về đối ngoại và nắm giữ một số quyền hành pháp nhất định đối với Chính phủ Singapore, bao gồm quyền kiểm soát dự trữ quốc gia và quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm những chức danh công chức.
Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thế giới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tại Singapore. Một số trường tiêu biểu như Đại học James Cook Singapore, Đại học Curtin Singapore
Tại Singapore, sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạo phong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng. Hiện có khoảng hơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và ngôn ngữ ở Singapore. Số trường tư thục này cung cấp các khoá học đáp ứng theo nhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế.
Các trường tư thục có nhiều khoá học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân, và bằng sau đại học. Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ, Anh, Úc v.v.. các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy các chứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng. Mỗi trường tư thục có cách thức tuyển sinh riêng. Khi lựa chọn một trường tư để học, các bạn nên lưu ý trường đó phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn trong một số vấn đề sau đây:
Để theo học ở các Học viện tư, sinh viên Việt Nam chỉ cần hết lớp 9 là có thể nhập học. Sau khoảng 3 năm sinh viên đã có thể có bằng đại học.
Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bộ phận Tư vấn du học Singapore của Công ty du học Eduzone – Công ty chuyên du học Singapore để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Hotline tư vấn trực tiếp hoặc hẹn lịch tư vấn tại nhà: 0983010580 (HN) 0934676468 (HCM) hoặc đăng ký tư vấn tại đây
ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO SINH VIÊN CỦA EDUZONE KHI DU HỌC SINGAPORE
Eduzone – Tư vấn tận tâm, dịch vụ xứng tầm
Thông tin quý khách cung cấp được bảo mật tuyệt đối
Vụ lúa đông xuân là vụ lúa chính trong năm, chiếm hơn 40% diện tích gieo trồng lúa, năng suất cao nhất so với các mùa vụ khác và sản lượng chiếm từ 45-47% tổng sản lượng lúa sản xuất cả năm. Hiện nay, công tác thu hoạch lúa đông xuân đang trong quá trình hoàn tất trên phạm vi cả nước. Kết quả sản xuất lúa đông xuân năm nay đạt khá do thời tiết thuận lợi trên các vùng miền, phù hợp cho cây lúa đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển, bên cạnh đó các địa phương quan tâm chuyển đổi cơ cấu giống lúa hợp lý, nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác và mô hình trồng lúa chất lượng cao được ứng dụng rộng rãi.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, diện tích gieo cấy lúa đông xuân 2023 cả nước đạt gần 2.952,5 nghìn ha, giảm 39,8 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước. Tại các địa phương phía Bắc: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2023 sơ bộ đạt 1.067,7 nghìn ha, giảm 10,4 nghìn ha, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 476,8 nghìn ha, giảm 7,5 nghìn ha, giảm nhiều nhất tại khu vực phía Bắc, chủ yếu do chuyển đổi diện tích sang đô thị và làm đường, công nghiệp hóa. Một số tỉnh có diện tích lúa đông xuân giảm nhiều là: Hưng Yên giảm 1,8 nghìn ha; Hà Nội giảm 1,1 nghìn ha; Thái Bình giảm 0,8 nghìn ha; Bắc Ninh và Hải Dương cùng giảm 0,7 nghìn ha; Nam Định giảm 0,6 nghìn ha; Vĩnh Phúc giảm 0,4 nghìn ha;…; vùng Bắc Trung Bộ đạt 347,9 nghìn ha, giảm 1,3 nghìn ha. Tại các địa phương phía Nam: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2023 đạt 1.884,8 nghìn ha, giảm 29,3 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất, đã kết thúc vụ thu hoạch, đạt 1.478,7 nghìn ha, giảm 28,2 nghìn ha. Diện tích giảm chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các tỉnh có diện tích giảm nhiều là: Sóc Trăng giảm 7,7 nghìn ha; Vĩnh Long giảm 6,6 nghìn ha; Bạc Liêu giảm 5 nghìn ha; Kiên Giang giảm 2,8 nghìn ha; An Giang giảm 2,1 nghìn ha; Trà Vinh giảm 1,3 nghìn ha.
Vụ lúa đông xuân năm nay có thể coi là vụ lúa thắng lợi bởi năng suất đạt khá ở mức 68,4 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 64,4 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha (vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 66,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 58,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; vùng Bắc Trung Bộ đạt 65,3 tạ/ha, tăng 5,5 tạ/ha); các địa phương phía Nam năng suất đạt 70,8 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha (vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 66,5 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha; vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 72,2 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha). Mặc dù nước mặn từ biển có xâm nhập cục bộ theo triều cường ở nhiều nơi nhưng các ngành chức năng đã thực hiện vận hành cống đập kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt nên nguồn nước được đảm bảo ổn định, không có diện tích lúa bị thiệt hại do thiếu nước hay bị ngập úng.
Hình : Năng suất lúa đông xuân qua các năm (Tạ/ha)
Một số địa phương có năng suất lúa đông xuân tăng cao so với vụ đông xuân năm 2022: Thừa Thiên – Huế đạt 65,8 tạ/ha, tăng 20,7 tạ/ha; Quảng Trị đạt 61,4 tạ/ha, tăng 20,3 tạ/ha; Phú Yên đạt 73,7 tạ/ha, tăng 8,6 tạ/ha (do vụ đông xuân năm trước khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chịu tác động của thời tiết bất thường gây mưa to và ngập úng); Long An đạt 67,8 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha; An Giang đạt 75,5 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha; Kiên Giang đạt 76,8 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha; Bạc Liêu đạt 77,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha.
Mặc dù diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất tăng cao nên sản lượng lúa đông xuân cả nước năm nay tăng so với vụ đông xuân năm trước, ước đạt 20,2 triệu tấn, tăng 231,9 nghìn tấn. Trong đó, miền Bắc đạt 6,9 triệu tấn, tăng 165,8 nghìn tấn; miền Nam đạt 13,3 triệu tấn, tăng 66,1 nghìn tấn, (riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,68 triệu tấn, tăng 8,1 nghìn tấn). Một số địa phương có sản lượng lúa đông xuân tăng so với vụ đông xuân năm trước là: Vĩnh Phúc tăng 29,1 nghìn tấn; Thanh Hóa đạt 761,2 nghìn tấn, tăng 23,8 nghìn tấn; Nghệ An đạt 628 nghìn tấn, tăng 20,4 nghìn tấn; Hà Tĩnh đạt 355,5 nghìn tấn, tăng 21,9 nghìn tấn; Quảng Nam đạt 253 nghìn tấn, tăng 19,7 nghìn tấn; Long An đạt 1.526,6 nghìn tấn, tăng 69,9 nghìn tấn; An Giang đạt 1.719,4 nghìn tấn, tăng 33,5 nghìn tấn; Kiên Giang đạt 2.195,6 nghìn tấn, tăng 70,1 nghìn tấn.
Thắng lợi của vụ lúa đông xuân 2023, ngoài nguyên nhân khách quan là thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển phải kể đến sự chủ động chăm sóc lúa và áp dụng kỹ thuật của bà con nông dân. Các hợp tác xã và nông dân hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa chất lượng cao, thích nghi với điều kiện môi trường đất tại địa phương, năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường… Nhiều bộ giống lúa được đưa vào sản xuất, kết hợp quy trình canh tác đa dạng, phù hợp, giúp người dân có sự lựa chọn đa dạng hơn, nhất là các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt. Các kỹ thuật chăm sóc cây lúa được áp dụng bao gồm: cày ải trước khi gieo 20 – 30 ngày để có thời gian phân hủy hết các chất hữu cơ vốn là tàn dư thực vật của vụ trước giúp đất thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động, sẽ khoáng hóa các chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu, đất tơi nên rễ cây nhanh chóng phát triển sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, không đổ ngã. Ngoài ra, thường xuyên ra đồng thăm lúa, khi phát hiện sâu bệnh, kịp thời phun thuốc phòng trừ, tiêu diệt cỏ, ốc và các mầm bệnh gây hại khác; khi lúa đang thời kỳ sinh trưởng ở các chân ruộng phải giữ mực nước từ 5 cm đến 7 cm, không để ruộng khô hạn, kết hợp nhổ, cắt bông cỏ dại đồng thời cần bón phân đón đòng kịp thời, bón đầy đủ và cân đối. Nhờ có sự kết hợp đồng bộ các yếu tố trên nên vụ đông xuân năm 2023 đã đạt kết quả tốt.