Kiến trúc sư – “cha đẻ” của những bản thiết kế tuyệt vời, không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Họ là những người đã phác thảo nên bộ xương sống cho những nhân vật “chứng nhân lịch sử” – trường tồn theo dòng thời gian.
Kiến trúc sư – “cha đẻ” của những bản thiết kế tuyệt vời, không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Họ là những người đã phác thảo nên bộ xương sống cho những nhân vật “chứng nhân lịch sử” – trường tồn theo dòng thời gian.
Sự hội nhập toàn cầu đã tạo điều kiện cho ngành kiến trúc tiếp cận với thế giới không khó khăn như ngày xưa. Ngày nay mảnh đất Việt Nam đang là một khu vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư, và lẽ dĩ nhiên cho cả các Tập đoàn tư vấn thiết kế.
Một sản phẩm hàng hóa nếu gắn với một thương hiệu tên tuổi quốc tế, ắt sẽ bán được nhanh hơn. Một chung cư cao tầng được quảng cáo do nước ngoài tư vấn, giám sát sẽ hấp dẫn khách hàng hơn. Mặt khác – xét trên phương diện chuyên môn – các sản phẩm quốc nội về cơ bản vẫn còn một khoảng cách với sản phẩm quốc tế.
Kiến trúc Hiện đại Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm phát triển, có nốt thăng có nốt trầm, nhưng tựu trung lại vẫn là một nền kiến trúc luôn hướng về bản sắc dân tộc Việt, ngay cả dưới thời Pháp thuộc. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, giới kiến trúc sư ở cả hai miền Bắc – Nam đều hướng tới những giải pháp thiết kế hiện đại mang tính dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Nam. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, kiến trúc Việt Nam vừa tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài vừa gặt hái được nhiều thành tựu to lớn gắn liền với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, tạo ra những tác phẩm đa sắc màu nhưng vẫn mang bản sắc riêng của kiến trúc Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên các kiến trúc sư Việt Nam vẫn không có cơ hội thăng tiến và phát triển. Bởi cùng với những thách thức trong ngành kiến trúc, KTS đang gặp phải rất nhiều khó khăn:
Duy trì con đường làm thuê thì mâu thuẫn với ông chủ, không hiểu được mong muốn của ông chủ dẫn đến dễ bất mãn. Không những vậy, cứ tiếp tục bình ổn lành nghề thì sẽ không thể xác định được rõ đích đến của cuộc đời và mục tiêu nghề nghiệp cũng không có cơ hội làm chủ được công việc.
Quyết tâm theo đuổi con đường làm chủ thì gặp nhiều thách thức. Mở doanh nghiệp riêng nhưng không đủ kiến thức tài chính, khả năng quản trị và vận hành doanh nghiệp; Thiếu sân chơi, cộng đồng kết nối giữa các kiến trúc sư, chủ doanh nghiệp xây dựng.
Ở Việt Nam chỉ có vài đơn vị tư vấn có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế. Nếu những người kiến trúc sư không có thương hiệu, họ sẽ làm thuê cho các nhà chủ đầu tư hoặc nhà tư vấn nước ngoài. Tuy khi làm thuê, kinh tế chưa chắc đã thấp hơn khi mình làm chủ. Về mặt chuyên môn, âu cũng là cơ hội để tự nâng cao năng lực của mình.
Tuy nhiên nếu không lựa chọn làm chủ, không lựa chọn con đường thăng tiến cho mình để làm chủ, thì các kiến trúc sư sẽ mãi là người “Lành Nghề”, ngày một đối diện với nhiều thách thức mà chỉ có thể phụ thuộc vào ông chủ, không thể chủ động tìm phương pháp giải quyết trước những rủi ro, thách thức.
Vì vậy, muốn phát triển, đừng dừng lại ở chuyên môn giỏi, kiến trúc sư phải học thêm kiến thức quản trị và vận hành doanh nghiệp. Hãy thiết kế nên một tác phẩm lớn nhất của kiến trúc sư là thiết kế cuộc đời của chính mình!
Dịch bệnh khiến nhiều lao động sau khi đi XKLĐ về khó khăn trong việc tìm kiếm công việc hay hòa nhập môi trường làm việc mới quá khác biệt so với Nhật Bản. Có người lựa chọn thành một start up với số tiền mình kiếm được sau 3-5 năm tại Nhật, có người lại lựa chọn làm việc tại các công ty....
Loay hoay khi lập nghiệp Kết quả 2 lần đi XKLĐ Nhật Bản, Mạnh Quan (29 tuổi, Hà Nam) đã tích cóp được gần 2 tỷ đồng trong tài khoản. Ngoài xây dựng cho ba mẹ căn nhà 500 triệu đồng, mua một chiếc ô tô, anh vẫn còn dư một khoản kha khá. Anh cho biết, trước khi về nước có ý định sử dụng số tiền dư để lập nghiệp: mở một hàng ăn, một xưởng gỗ, xưởng hương hoặc đầu tư vào trang trại chăn nuôi. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, ý định này vẫn luẩn quẩn trong đầu. Định hướng về một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong anh vẫn chưa rõ ràng. Chung cho biết, anh đã thử một vài kế hoạch nhưng đều bất thành. Ở Hà Nam, dịch vụ ăn uống rất khó làm bởi không có tiềm năng phát triển du lịch. Xưởng gỗ, hương trong vùng đồng loạt phá sản vì Trung Quốc ngừng mua. Ngành chăn nuôi đang kiệt quệ vì chất cấm, giá lợn giảm mạnh. “Nhiều người khuyên làm việc dựa trên chuyên môn kỹ thuật và vốn tiếng nước ngoài để tìm hướng đi đúng đắn. Thế nhưng, vốn tiếng chỉ ở mức trung bình, công việc ở Nhật chủ yếu là bấm máy (theo dây chuyền tự động hóa), khó có công việc nào ở Việt Nam phù hợp với kinh nghiệm tôi đang có”, anh Chung tâm sự. Ý định lập nghiệp ban đầu gần như đã tiêu tan. Tính đủ đường, sau cùng, anh Chung vẫn quyết định không mạo hiểm và lựa chọn tìm kiếm một công việc làm thuê. Khó tìm được công việc phù hợp Chị Đỗ Thanh (Phú Thọ) chia sẻ, chị gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau 4 năm đi XKLĐ tại Nhật, “Về nước hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa tìm được việc làm để ổn định cuộc sống. Mong muốn của tôi là được làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ đã tích lũy nhưng để tìm được một công việc phù hợp với khả năng và có mức thu nhập khá không phải dễ”. Cùng chung hoàn cảnh là anh Nguyễn Văn Thành (phườngVũ Ninh, Bắc Ninh) từng đi XKLĐ 6 năm tại Nhật Bản. Trong thời gian hơn 4 năm sau khi về nước, anh Thành chuyển việc 4 lần: “Chuyên ngành của tôi tại Nhật là điều khiển thiết bị nâng, ở Việt Nam rất khó tìm được việc tương tự. Những công việc tôi từng làm đều không phát huy được những kinh nghiệm đã có, mức thu nhập lại tương đối thấp nên tôi vẫn muốn tìm được việc làm có thu nhập cao hơn”. Cũng theo anh Thành, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đều có tâm lý muốn ở lại Nhật làm việc tiếp, bởi chưa biết khi trở về nước có tìm kiếm được việc làm phù hợp hay không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản tăng cao. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Nhật Bản nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung. Hướng đi cho người lao động xuất khẩu về nước
Hoặc bạn có thể ứng tuyển qua link đăng ký dưới đây
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
SHB Đà Nẵng vẫn chưa có chiến thắng đầu tiên tại V-League 2024-2025 sau khi hòa 1-1 trên sân nhà Hòa Xuân trước Becamex Bình Dương ở vòng 7. Kết quả này khiến đội bóng sông Hàn chôn chân ở cuối bảng xếp hạng, đối mặt nhiều khó khăn, nhất là khi giải đấu bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt.
Nếu không nhanh chóng thoát khỏi cuối bảng, nhiều khả năng SHB Đà Nẵng đối mặt với khủng hoảng bởi tinh thần bị ảnh hưởng, chưa kể các đối thủ ở nhóm cuối tìm mọi cách đánh bại đội bóng sông Hàn để tăng cơ hội trụ hạng cho mình.
Trong trận tiếp Becamex Bình Dương ở vòng 7 diễn ra cuối tuần qua, SHB Đà Nẵng quyết tâm giành 3 điểm khi sử dụng đội hình với các cầu thủ: Marlon, Đặng Anh Tuấn, Phan Văn Long, Phạm Đình Duy, Lương Duy Cương, Nguyễn Phi Hoàng, Werick, Lê Quang Hùng, Nguyễn Minh Quang, Lê Văn Hưng, Nguyễn Thanh Bình. Tuy vậy, trước phong độ không tốt của các cầu thủ trên hàng công, đội bóng sông Hàn chỉ có 1 điểm sau trận hòa 1-1, nhờ bàn thắng của cầu thủ vào sân thay người Hà Minh Tuấn. Ngoài các tình huống ghi bàn, điểm nhấn của trận đấu là trọng tài rút 3 thẻ đỏ sau pha phạm lỗi nguy hiểm của Đặng Anh Tuấn (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Thành Nhân và Võ Hoàng Minh Khoa (Becamex Bình Dương).
Chỉ giành 4 điểm sau 7 trận đấu là kết quả tệ của SHB Đà Nẵng. Nhìn vào màn trình diễn của đội bóng sông Hàn qua các trận đấu, đây là điều không bất ngờ. Về lực lượng, đội được đánh giá thấp nhất V-League; 3 ngoại binh ký hợp đồng từ đầu mùa gồm Marlon, Yuri, Werick vẫn chưa để lại dấu ấn. Thất vọng nhất là tiền đạo Yuri chưa có bàn thắng nào. Không những không ghi bàn trong các pha tấn công, tiền đạo này từng bỏ lỡ 2 quả penalty của SHB Đà Nẵng.
Trong trận đấu với Công an Hà Nội ở vòng 6, Yuri bị chấn thương nghỉ thi đấu 3 tuần, bỏ lỡ 3 trận đấu cuối cùng trong năm 2024 cùng đội chủ sân Hòa Xuân. Trong khi đó, Werick thi đấu cố gắng nhưng không thể ghi bàn trong 3 trận đấu liên tiếp. Ngoài ra, các nội binh như: tiền vệ Đặng Anh Tuấn, tiền đạo Phạm Đình Duy, Nguyễn Minh Quang… chưa đáp ứng kỳ vọng. Trong đó, đội trưởng Đặng Anh Tuấn chưa thể hiện được vai trò của một trong những cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất được trao băng thủ quân. Với việc nhận thẻ đỏ trong trận đấu với Beacamex Bình Dương, cầu thủ này sẽ vắng mặt trong trận đấu với Thép Xanh Nam Định ở vòng 8.
Anh Trần Đình Thành (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) nhận xét: “Trong trận đấu với Becamex Bình Dương, SHB Đà Nẵng thể hiện tinh thần thi đấu quyết tâm, nhưng trình độ các cầu thủ còn hạn chế. Muốn cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng, đội cần tạo ra sự đột biến trong lối chơi. Ngoài ra, để tránh bị động, đội cần sớm tính đến việc tìm nhân sự chất lượng bổ sung cho giai đoạn lượt về. Đội hình của đội hiện không có chiều sâu, ban huấn luyện không có nhiều phương án thay đổi khi thi đấu bế tắc”.
Cùng với SHB Đà Nẵng, Hải Phòng cũng chưa có chiến thắng đầu tiên tại V-League năm nay. Ở vòng 7, đội bóng đất cảng hòa 2-2 trước Hà Nội trên sân Hàng Đẫy. Với kết quả này, thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm có cùng 4 điểm như SHB Đà Nẵng, nhưng xếp trên nhờ hơn chỉ số phụ (-4 so với -6).
Ngoài ra, trước vòng đấu thứ 7, Sông Lam Nghệ An cũng có 4 điểm, loay hoay trong nhóm “cầm đèn đỏ”. V-League sẽ diễn ra 2 vòng đấu nữa trước khi tạm ngừng gần 2 tháng nhường chỗ cho đội tuyển quốc gia hội quân dự ASEAN Cup 2024. Cuộc đua thoát khỏi nhóm cuối bảng giữa SHB Đà Nẵng, Hải Phòng và Sông Lam Nghệ An hứa hẹn căng thẳng ở 2 vòng đấu này. Dù vậy, theo lịch thi đấu, SHB Đà Nẵng đối mặt nhiều khó khăn hơn khi làm khách trên sân Thép Xanh Nam Định và Đông Á Thanh Hóa. Đây là 2 trong số các ứng viên vô địch của mùa giải năm nay.
Theo HLV Đào Quang Hùng, đội thi đấu nỗ lực nhưng đáng tiếc chưa có chiến thắng. Trong trận đấu với Becamex Bình Dương, tình thế khó khăn khi đội nhận thẻ đỏ và thi đấu thiếu người. Dù vậy, giành được 1 điểm là kết quả không quá tệ. Các trận đấu tiếp theo rất khó khăn, đội sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng để có kết quả tốt hơn.