Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tư nhiên)
Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tư nhiên)
Quản trị đô thị thông minh và bền vững
Ghi chú: Các phương thức sử dụng kết quả thi THPTQG năm 2023
1. Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2023 (mã PTXT 100);
2. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả thi THPT năm 2023 (mã PTXT 409);
3. Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu (mã PTXT 405)
- Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 môn thi/bài thi đối với thí sinh thuộc khu vực 3 (KV3), được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Điểm tối thiểu cho mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1,0 điểm;
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
(*) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Điểm trúng tuyển theo thang điểm 30 (không nhân hệ số) và đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực (nếu có).
03/04/2024 12:14 Duy Anh In bài
ANTD.VN - Năm học 2023-2024 sẽ chính thức kết thúc trước ngày 31/5. Theo kế hoạch năm học của Hà Nội, chương trình học kỳ II sẽ kết thúc trước ngày 25/5.
Trường học Hà Nội sẽ kết thúc chương trình học kỳ II trước ngày 25/5
Theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Hà Nội, cấp mầm non, phổ thông sẽ kết thúc chương trình học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.
Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD-ĐT, nhà trường kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.
Như vậy tuỳ vào lịch bế giảng của các trường, học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 26/5 trừ học sinh các lớp cuối cấp.
Với học sinh lớp 9 và lớp 12, để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng trong tháng 6, các nhà trường sẽ tiếp tục duy trì chương trình ôn tập cho các em.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9/6, với 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6. Trong đó, ngày 26/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28/6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29/6 sẽ là ngày thi dự phòng.
Bên cạnh đó, các trường học sẽ tập trung xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6; Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Hà Nội, cấp mầm non, phổ thông sẽ kết thúc chương trình học kỳ II trước ngày 25.5 và kết thúc năm học trước ngày 31.5.
Như vậy, học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 26.5, tuỳ vào lịch bế giảng của các trường.
Đây là thời điểm các nhà trường phải triển khai nhiều công việc, vừa chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối năm, chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2024-2025.
Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các nhà trường phải thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 do UBND TP. Hà Nội ban hành.
Yêu cầu được nhấn mạnh với các trường công lập là tuyệt đối không được cắt xén nội dung chương trình, không được kết thúc chương trình
trước thời gian quy định tại khung kế hoạch thời gian năm học.
Học sinh khối lớp 9 sẽ tiếp tục ôn tập và tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9.6, với 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29.6. Trong đó, ngày 26.6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28.6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29.6 sẽ là ngày thi dự phòng.
Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ GDĐT ban hành, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:
Kết thúc học kỳ I trước ngày 15.1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25.5 và kết thúc năm học trước ngày 31.5.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30.6. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31.7. Thi tốt nghiệp và các kì thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT
Về lịch nghỉ hè của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước, học sinh sẽ được nghỉ hè trước ngày 31/5. Trong trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh phải nghỉ học, Bộ GD&ĐT cho biết, khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần.
Như vậy, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương. Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù trong trường hợp đặc biệt.
Theo nội dung công văn của Sở, với các đơn vị, trường học trực thuộc Sở, cán bộ nhân viên, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày, Thứ Hai ngày 1/1/2024.
Tuy nhiên, ngày 30 và 31/12/2023 vào thứ Bảy và Chủ nhật nên lịch nghỉ Tết dương lịch 2024 sẽ kéo dài tùy từng đối tượng học sinh, sinh viên, trong đó mức tối đa là 3 ngày nghỉ.
Cụ thể: Học sinh mầm non, tiểu học, thời gian nghỉ Tết dương lịch kéo dài 3 ngày liên tiếp (từ ngày 30/12/2023 đến hết ngày 1/1/2024).
Học sinh THCS và THPT, do học sinh cấp học này có lịch học vào thứ Bảy, nên học sinh sẽ được nghỉ 2 ngày (từ 31/12/2023 đến hết ngày 1/1/2024).
Với sinh viên các trường cao đẳng và đại học trực thuộc, số ngày nghỉ phụ thuộc vào lịch học của trường và học phần cá nhân. Ngoài lịch nghỉ chung, số ngày nghỉ lễ tết của sinh viên còn tuân theo các quy định đặc biệt của từng trường.
Trong công văn, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện phân công trực và bảo vệ cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp Tết. Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương để có phương án cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ... cho đơn vị.
Sở cũng lưu ý, sau kỳ nghỉ Tết dương lịch, các đơn vị cần ổn định nề nếp dạy, học và trở lại làm việc bình thường.
Ngày 22/9, ĐH Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024.
6 đợt thi đánh giá tư duy 2024 bao gồm: Đợt 1: Ngày 2 - 3/12/2023; Đợt 2: Ngày 20 - 21/1/2024; Đợt 3: Ngày 9 - 10/3/2024; Đợt 4: Ngày 27 - 28/4/2024; Đợt 5: Ngày 8 - 9/6/2024; Đợt 6: Ngày 15 - 16/6/2024.
Địa điểm thi diễn ra tại các tỉnh thành: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…
ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nội dung và hình thức thi năm 2024 vẫn giữ nguyên như năm 2023.
Bài thi sẽ bao gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao).
Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với bốn dạng cấu trúc: chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.
Kỳ thi đánh giá tư duy không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm và có thể sử dụng điểm số này để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.
Các ngành tuyển sinh đại học có thể sử dụng kết quả kỳ thi này được mở rộng, bao gồm Khoa học công nghệ, Kinh tế, Kỹ thuật, Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính, Ngân hàng, Y dược.
Năm 2023, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội được đánh giá có nhiều điểm thuận lợi cho quá trình làm bài thi của học sinh. Bài thi được điều chỉnh gọn nhẹ (thời lượng 150 phút) và tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2024. Trong đó, Nhà trường áp dung mức học phí mới đối với sinh viên đại học chính quy.
Tại Đề án Tuyển sinh đại học năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội, mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của Đại học Bách khoa Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định của Nhà nước. Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 10% mỗi năm.
Cụ thể, học phí của năm học 2024 - 2025 như sau:
Đối với các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành).
Các chương trình ELITECH: 33 đến 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí 64 - 67 triệu đồng/năm học;
Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh);
Các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng): 24 đến 29 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ);
Đại học Bách khoa Hà Nội cam kết đảm bảo đầy đủ quyền lợi của sinh viên trong quá trình học tập, trong đó dành khoảng 70-80 tỷ đồng làm quỹ học bổng Khuyến khích học tập (xét theo học kỳ) cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt.
Cùng đó, Học bổng Trần Đại Nghĩa là học bổng của Đại học Bách khoa Hà Nội xét theo học kỳ và có 2 mức tương ứng với 50% và 100% học phí cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn khác), có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Ngoài ra, hàng năm, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhận được khoảng từ 5-7 tỷ đồng học bổng, giải thưởng từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Giải thưởng “Honda Yes”, học bổng Sumitomo, Samsung, Toyota, Microsoft, Kova, Mitsubishi, Nitori, Vallet, PTSC,...
Mới đây, tháng 4.2024, Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai Học bổng “Gắn kết quê hương”, cấp cho sinh viên, học viên chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù có đồ án/khóa luận tốt nghiệp (ĐANT) có đồ án tốt nghiệp/khóa luận tốt nghiệp góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, sản xuất hoặc chất lượng các dịch vụ an sinh xã hội tại quê hương của sinh viên/học viên.
Giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh
Theo Đề án, năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như các năm trước. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 9.260 sinh viên vào 64 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 36 chương trình đại trà (chương trình chuẩn), 23 chương trình CLC (chương trình ELITECH của Bách khoa Hà Nội), 2 chương trình PFIEV và 3 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Cụ thể, 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển tài năng, xét điểm thi đánh giá tư duy, xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Các phương thức được giữ ổn định với tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu: 20% chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển tài năng (XTTN), 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD), 50% chỉ tiêu theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Ở phương thức xét tuyển tài năng, Nhà trường chia thành 3 diện:
Diện 1.1: Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.
Diện 1.2: Thí sinh xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
Diện 1.3: Với xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, điều kiện thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, có điểm trung bình chung học tập các môn văn hóa từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên.
Đồng thời thí sinh phải đáp ứng ít nhất một trong những điều kiện:
Được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba, tư hoặc khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố do sở giáo dục và đào tạo tổ chức (hoặc tương đương do các đại học quốc gia, đại học vùng tổ chức) các môn toán, lý, hóa, sinh, tin, ngoại ngữ, tổ hợp trong thời gian học THPT.
Được chọn tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức; được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên.
Có chứng chỉ IELTS (Academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh, kinh tế quản lý, công nghệ giáo dục, quản lý giáo dục.
Thí sinh là học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các trường đại học, đại học quốc gia, đại học vùng.
Năm 2024, có 5.744 thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển tốt nghiệp vào Đại học Bách khoa Hà Nội, tăng 1,9 lần so với số lượng năm 2023. Đặc biệt, phương thức XTTN đang vô cùng thu hút thí sinh bởi sự công bằng, minh bạch.
Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Nhà trường quy định (thông báo sau). Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo).
Trưởng Ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội PGS. Vũ Duy Hải cho biết, việc phân bổ tỷ lệ 20% cho Xét tuyển tài năng, 30% cho Đánh giá tư duy và 50% cho thi tốt nghiệp THPT thể hiện rõ sự ổn định về phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm qua.
Bên cạnh đó, tỷ lệ phân bổ này sẽ đảm bảo tính công bằng về cơ hội học tập tại Bách khoa Hà Nội cho tất cả các thí sinh trên cả nước. Thí sinh có thế mạnh về phương thức nào có thể lựa chọn phương thức đó để xét tuyển.
Tuy nhiên tỷ lệ phân bổ trên là tỷ lệ trung bình chung cho cả Đại học. Trong Đề án tuyển sinh đã công bố chi tiết tỷ lệ phân bổ này cho từng chương trình đào tạo và có sự khác nhau. Thí sinh nên nghiên cứu kỹ về tỷ lệ này đối với chương trình đào tạo mình đang mong muốn đăng ký xét tuyển để có được sự lựa chọn tối ưu nhất với năng lực của bản thân mình.
Trao đổi với VietNamNet chiều 9/1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc này.
Theo đó, UBND TP Hà Nội đã chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục là 7 ngày, từ 8/2 đến hết 14/2/2024 (tức từ 29/12 đến hết 5/1 âm lịch).
Học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên nghỉ Tết 8 ngày, từ 7/2 đến hết 14/2/2024 (tức từ ngày 28/12 đến 5/1 âm lịch).
Để chuẩn bị cho kỳ nghỉ tết Tết Giáp Thìn 2024, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các cơ sở tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ.
Trong khi nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết từ 10 -14 ngày, thời gian nghỉ Tết của học sinh Hà Nội chỉ 8 ngày. Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay đã cân nhắc, nhằm thuận tiện cho phụ huynh trong việc đi làm theo lịch chung sau nghỉ Tết.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của ĐHQGHN (điểm nhận đăng ký xét tuyển đại học chính quy) là 20 điểm (chưa nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có)).
Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên), các đơn vị đào tạo ra thông báo điểm ngưỡng theo ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo (tối thiểu bằng điểm ngưỡng do ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT quy định); Báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN điểm ngưỡng của đơn vị trước 17h00 ngày 19 tháng 7 năm 2024, đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị, Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và nhập dữ liệu vào trang nghiệp vụ theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.