Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tết nguyên đán hay còn gọi là tết cổ truyền là ngày lễ Tết quan trọng nhất ở Việt Nam. Vào dịp Tết này, những người đi làm xa quê sẽ trở về quê hương mình sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc. Vậy Tết nguyên đán năm nay diễn ra vào ngày nào? Bạn đã lên kế hoạch về quê, hay làm gì vào dịp nghỉ tết này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Tết 2024 (Nguyên Đán) diễn ra vào Thứ 7 tức ngày 10/02/2024 dương lịch (Mùng 1 Tết), Ngày giao thừa sẽ là ngày thứ 6 ngày 09/02/2024 và mọi người có thể bắt đầu được nghỉ từ thứ 5 ngày 08/02/2024 dương lịch (28 âm).
Nếu thời tiết bình thường, nhiệt độ tuân theo đúng mùa thì Đào Nhật Tân sẽ nở đúng dịp Tết cổ truyền, nhưng với những năm thời tiết có sự khác thường, lạnh hoặc quá nóng hơn so với thường lệ thì người trồng đào phải có những biện pháp chăm sóc, tác động, điều chỉnh đề Đào nở đúng vào thời điểm theo ý muốn.
Với những năm thời tiết giáp tết được dự báo là sẽ lạnh hơn so với thường lệ thì người trồng đào phải tuốt lá sớm hơn, để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi nụ lớn nhanh và nở hoa đúng vào dịp tết. Trường hợp thời tiết quá lạnh, giáp Tết mà hoa vẫn chưa bắt đầu nở, chúng tôi phải phủ kín nilon lớn bao trùm toàn tán và cây đào kết hợp với việc thắp bóng điện bên trong, sưởi ấm cho cây hoa Đào, thúc đẩy hoa đào nở đúng hẹn.
Với những năm thời tiết nóng hơn thường lệ, chúng tôi tuốt lá muộn hơn để ngăn không cho hoa nở sớm. Đặc biệt có thể phải xây phòng kín, tập trung các chậu cây hoa Đào Tết vào một khu vực và lắp điều hòa nhiệt độ để chăm sóc cây, điều chỉnh thời gian nở hoa theo mong muốn.
Nhà vườn Thiên Minh Sơn là đơn vị uy tín hàng đầu, chuyên phân phối các loại Cây cảnh chơi Tết tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước, bao gồm các loại sau:
Hoa Đào Ngày Tết; Hoa Đào Ngày Tết Cắm Bình; Hoa Đào Tết Dáng Thông Noel; Hoa Đào Tết Thế Đẹp; Hoa Đào Cổ Thụ Chơi Tết; Bưởi cảnh; Bưởi cảnh thân to thế đẹp; Bưởi cảnh cổ thụ; Bưởi cảnh trồng ang; Bưởi cảnh chậu nhỏ; Bưởi cảnh bình tài lộc; Bưởi Cảnh Văn Giang; Quất cảnh Tết; Quất cảnh tết dáng Thông noel; Quất Lộc Bình; Quất cảnh Tết – Quất tán; Quất cảnh Tết bình tài lộc; Quất cảnh Tết – Quất lùm; Cây cảnh chơi Tết …
Cứ đến dịp cận Tết nghề làm bánh thuẫn truyền thống ở Quảng Ngãi lại rực lửa hồng. Bánh thuẫn là món quà quê của trẻ em và cũng là vật phẩm được người dân xứ Quảng đặt trang trọng trên bàn thờ ngày Tết. “Hồn quê” ẩn chứa trong những chiếc bánh mộc mạc cũng theo đi muôn nơi, góp niềm vui cho các gia đình không có điều kiện về quê ăn Tết.
Bánh thuẫn (hay còn gọi là bánh thửng) là món bánh được dùng để đãi khách trong những ngày Tết của người dân miền Trung nói chung và người dân xứ Quảng nói riêng. Vị bánh xốp mềm, ngọt bùi, thơm ngon nức mũi, gợi lên hương vị quê nhà đầm ấm, xoa dịu trái tim thổn thức của bao người con đi xa có dịp về quê ăn Tết.
Những ngày này, các lò bánh thuẫn truyền thống lại tất bật đỏ lửa ngày đêm cho kịp đơn hàng. Hơn 15 năm qua, lò bánh thuẫn của gia đình bà Lê Thị Kim Liên (60 tuổi), tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) vẫn luôn rực lửa hồng mỗi ngày. Thực khách ghé lò bánh luôn tấm tắc khen hương vị béo ngon mà thấm đượm hồn quê. Vị bánh xốp mềm, ngọt bùi, thơm ngon nức mũi, gợi lên hương vị quê nhà đầm ấm, xoa dịu trái tim thổn thức của bao người con đi xa có dịp về quê ăn Tết.
Bà Liên chia sẻ, bánh thuẫn được làm từ nguyên liệu đơn giản là bột huỳnh tinh, trứng và đường mà thơm ngon một cách mộc mạc. Riêng bánh thuẫn của bà được làm hoàn toàn từ trứng gà. Một khuôn bánh thường có từ 6 chiếc bánh nhỏ bên trong. Khuôn bánh thường làm bằng gang hoặc đồng.
Nghe qua nguyên liệu rồi cách làm bánh có vẻ rất đơn giản nhưng để cho ra những chiếc bánh thuẫn nở đúng độ, vàng đều, mền mịn nở bung ra như cánh hoa mai thì không phải dễ. Người làm bánh gần như phải ngồi canh lửa trong suốt thời gian làm bánh. Bởi chỉ cần lửa không đều thì bánh sẽ bên trắng, bên vàng; nóng quá thì bánh bị cháy đen, nhẹ thì nâu nâu, không lên được màu vàng bắt mắt.
Trứng cho vào với đường và đánh tan. Cho tiếp bột đã rây mịn vào và đánh cho đến khi hỗn hợp đó hòa quyện lại và dậy lên là được. Sau khi đánh xong, cho vào một ít vani để có hương thơm. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong thì đến khâu nướng bánh. Khi lò than đã đỏ lửa, bắc trên lò một trã rang có vung đậy. Trong lòng đã đổ cát mịn chừng một nửa, rồi đặt các khuôn bánh thuẫn được thợ thiếc gò có hình thuẫn (bầu dục), nên người ta gọi là bánh thuẫn. Tất cả khuôn đều được thoa dầu phộng bên trong. Khi nồi cát nóng làm cho các khuôn nóng, thợ làm bánh bắt đầu dùng vá rót bột vào khuôn cho vừa đủ và đều khắp, xong đậy nắp vung lại. Trên nắp bỏ nhiều than lửa, chờ 5-7 phút sau, tháo nắp vung ra, thấy bánh nở cao gấp đôi khuôn và ngả vàng là bánh đã chín, lấy cây dài xâu vào bánh lấy ra là được. Sau khi lấy bánh ra, một khâu quan trọng nhất nữa là sấy bánh.
Theo bà Liên, đây là loại bánh đặc sản quê, lò bánh của bà làm thường xuyên nhưng nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Bình quân mỗi ngày cho ra lò khoảng 700 – 800 chiếc bánh cung ứng ra thị trường. Nghề này còn giúp giải quyết công ăn việc làm, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động nông thôn.
Bánh thuẫn ngày một bị cạnh tranh gay gắt với những loại bánh sang trọng hơn, ngon hơn nhưng mùi thơm đặc trưng, sự giản dị cùng ý nghĩa của chiếc bánh thuẫn vào dịp Tết trong tiềm thức của mỗi người con xứ Quảng sẽ còn mãi, khi nhiều người vẫn thích chiếc bánh bé nhỏ mà giản dị, ngọt ngào trong ký ức.
Tết 2024 hay còn gọi là Tết Giáp Thìn là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Ngày Tết là để cùng nhau nhìn lại năm cũ, cùng chúc nhau những lời chúc tốt lành cho năm mới, quây quần, sum họp bên mâm cơm gia đình. Hãy cùng Happybox tìm hiểu chi tiết Tết 2024 vào ngày nào và còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024 nhé!
Trong các loại cây hoa Đào Tết thì loại Đào Thất Thốn là loại quý hiếm nhất, bởi lẽ chúng được trồng, chăm sóc cực kỳ công phu, phải mất thời gian rất dài khoảng từ 3 năm trở lên cây mới bắt đầu có hoa, 7 năm trở đi thì cây mới cho hoa kép, mỗi tầng hoa đều có 7 cánh trở lên và khoảng 10 năm thì cây đào thất thốn mới thành dáng và màu hoa mới đẹp.
Vỏ cây màu đen, xù xì, khi cạy vỏ thì bên trong có màu như màu mận chín; hoa màu đỏ tươi và thắm, ban đêm tỏa mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, Đào Thất Thốn Nhật Tân cho nhiều lộc hơn Đào Thất Thốn Trung Quốc, đây cũng là những đặc điểm nổi bật để nhận diện, phân biệt giữa Đào Thất Thốn Nhật Tân và Đào Thất Thốn Trung Quốc (đào Thất Thốn Trung Quốc có vỏ bóng mượt hơn, khi cạy vỏ cây bên trong thường có màu trắng, hoa Đào Thất Thốn Trung Quốc thì có màu đỏ sẫm).
Ngày xưa, thời vua chúa thì chỉ có vua, chúa mới được chơi loại đào này nên Đào Thất Thốn còn được gọi là Đào Tiến Vua. Ngày nay chỉ những gia đình giàu có, đại gia mới có tiền để mua và chơi loại cây đào quý hiếm này.