Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Là hợp đồng được dùng trong trường hợp hai bên ký hợp đồng mua bán số lượng lớn, được giao thành nhiều lô hàng, nội dung thoả thuận mua bán của các lô tương đương nhau, thời gian thực hiện hợp đồng thường là dài hơi: vài tháng hoặc vài năm. Hợp đồng nguyên tắc là những thoả thuận chung nhất, nguyên tắc nhất, đôi khi là chi tiết nhất.
Đây thực ra chính là một dạng ngắn gọn của hợp đồng, thường dùng trong các trường hợp hai bên mua bán có mối quan hệ thân thiết, tin cậy, đã có hợp đồng nguyên tắc trước đây, số lượng đơn hàng dày đặc mỗi ngày, mỗi tuần… Do vậy, đòi hỏi form thức hợp đồng phải ngắn gọn (thường là một hai mặt giấy). Khi đó, hai bên chủ động xem các bản PI, PO, SC như một thoả thuận mua bán. Chỉ cần có đóng dấu, ký tên hoặc email xác nhận của hai bên là cấu thành thoả thuận hoàn chỉnh.
PI là hoá đơn tạm tính/hoá đơn chiếu lệ: Đây không phải là Hoá đơn Thương mại Commercial Invoice (để người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng cho người bán). Hoá đơn này được lập ra khi cả hai chưa ký thoả thuận mua bán, thoả thuận chưa được thực hiện. Nó thể hiện nội dung sơ bộ của việc mua bán hàng. PI là do người bán lập ra. PO là đơn đặt hàng: do người mua lập ra. Nhằm xác nhận ý chí mua hàng. S/C là xác nhận bán hàng: do người bán lập ra. Nhầm xác nhận việc đồng ý bán hàng cho người mua. Nhìn chung, tuy ngắn gọn nhưng nếu có sự đồng ý (chữ ký hoặc xác nhận) của hai bên thì 03 loại văn bản này vẫn sẽ cấu thành nên thoả thuận mua bán hoàn chỉnh. Cơ quan hải quan, ngân hàng… và một số cơ quan khác đều chấp nhận dạng thức này như một hợp đồng chính thức giữa hai bên.
Ảnh: Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.
Hiện nay, xu hướng mở của hội nhập ngày càng được quan tâm tại các nước, nhất là đang các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc giao thương, mua bán hàng hóa quốc tế giữa các nước vừa mở rộng quan hệ ngoại giao vừa làm đa dạng thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa. Mua bán hàng hóa quốc tế là phương thức diễn ra phổ biến, diễn ra hằng ngày. Vậy thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tại Điều 27 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể như thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế mà định nghĩa qua hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.”
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về khu vực hải quan riêng như sau: “4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
Như vậy, xuất/nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra/đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”
Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Còn đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa như sau:
“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.”
Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định của pháp luật. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 như sau:
1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Qua đây, ta có thể hiểu một cách cơ bản về các mua bán hàng hóa quốc tế và các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó, tùy vào mục đích kinh doanh thương nhân sẽ chọn những hình thức mua bán cho phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005