Hiệp Định Paris Tiếng Anh Là Gì

Hiệp Định Paris Tiếng Anh Là Gì

Hiệp định song phương là Điều ước quốc tế được ký kết bởi hai quốc gia.

Hiệp định song phương là Điều ước quốc tế được ký kết bởi hai quốc gia.

Hiệp định đầu tư song phương là gì?

– Khái niệm Hiệp định đầu tư song phương:

Hiệp định đầu tư song phương là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư. Hai nước sẽ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và các rào cản thương mại khác để khuyến khích thương mại và đầu tư.

Tại Hoa Kỳ, Văn phòng các vấn đề thương mại song phương giảm thiểu thâm hụt thương mại thông qua đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước mới, hỗ trợ và cải thiện các hiệp định thương mại hiện có, thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ngoài và các hành động khác.

+ Chính phủ áp đặt thuế quan để nâng cao doanh thu, bảo hộ các ngành sản xuất trong nước hoặc tạo đòn bẩy chính trị đối với quốc gia khác. Thuế quan thường dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như giá tiêu dùng cao hơn. Thuế quan có một lịch sử lâu dài và gây tranh cãi và cuộc tranh luận về việc liệu chúng đại diện cho một chính sách tốt hay xấu vẫn diễn ra gay gắt cho đến ngày nay.

+ Trong thế giới hiện đại, chính sách thương mại tự do thường được thực hiện bằng một hiệp định chính thức và có sự đồng thuận của các quốc gia có liên quan. Tuy nhiên, chính sách thương mại tự do có thể đơn giản là không có bất kỳ hạn chế thương mại nào.

Chính phủ không cần phải thực hiện các hành động cụ thể để thúc đẩy thương mại tự do. Lập trường bó tay này được gọi là “thương mại tự do” hay tự do hóa thương mại.

Các chính phủ có chính sách hoặc hiệp định thương mại tự do không nhất thiết phải từ bỏ mọi kiểm soát đối với xuất nhập khẩu hoặc loại bỏ tất cả các chính sách bảo hộ. Trong thương mại quốc tế hiện đại, rất ít hiệp định thương mại tự do (FTA) dẫn đến thương mại tự do hoàn toàn.

Các cách hiểu chính về Hiệp định thương mại song phương: Hiệp định thương mại song phương là hiệp định giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy giao thương và thương mại. Họ loại bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu để khuyến khích thương mại và đầu tư.

Ưu điểm chính của các hiệp định thương mại song phương là mở rộng thị trường cho hàng hóa của một quốc gia thông qua đàm phán phối hợp giữa hai quốc gia. Các hiệp định thương mại song phương cũng có thể dẫn đến việc đóng cửa các công ty nhỏ hơn không thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia lớn.

Ví dụ về thương mại song phương:

Vào tháng 10 năm 2014, Hoa Kỳ và Braxin đã giải quyết tranh chấp bông kéo dài tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) .4 Braxin đã chấm dứt vụ kiện, từ bỏ quyền đối với các biện pháp đối phó với thương mại của Hoa Kỳ hoặc các thủ tục tiếp theo trong tranh chấp.

Brazil cũng đồng ý không đưa ra các hành động mới của WTO đối với các chương trình hỗ trợ bông của Hoa Kỳ trong khi Dự luật Nông nghiệp hiện hành của Hoa Kỳ có hiệu lực hoặc chống lại các bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nông nghiệp theo chương trình GSM-102. Do thỏa thuận này, các doanh nghiệp Mỹ không còn bị áp dụng các biện pháp đối phó như tăng thuế quan với tổng trị giá hàng trăm triệu đô la hàng năm.

Vào tháng 3 năm 2016, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Peru đã đạt được một thỏa thuận loại bỏ các rào cản đối với xuất khẩu thịt bò của Hoa Kỳ sang Peru có hiệu lực từ năm 2003.5

Thỏa thuận đã mở ra một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Mỹ Latinh. Năm 2015, Hoa Kỳ xuất khẩu 25,4 triệu USD thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò sang Peru. Việc loại bỏ các yêu cầu chứng nhận của Peru, được gọi là chương trình xác minh xuất khẩu, đảm bảo cho các chủ trang trại Mỹ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.

Thỏa thuận phản ánh việc Hoa Kỳ phân loại rủi ro không đáng kể đối với bệnh não xốp ở bò (BSE) bởi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Hoa Kỳ và Peru đã đồng ý sửa đổi trong các tuyên bố chứng nhận làm cho thịt bò và các sản phẩm thịt bò từ các cơ sở được kiểm tra liên bang của Hoa Kỳ đủ điều kiện xuất khẩu sang Peru, thay vì chỉ thịt bò và các sản phẩm thịt bò từ các cơ sở tham gia Xác minh Xuất khẩu của Dịch vụ Tiếp thị Nông nghiệp (AMS) USDA (EV ) các chương trình theo các yêu cầu chứng nhận trước đó.

Các mẫu câu với từ “settled” có nghĩa “Định cư” và dịch sang tiếng Việt

Ngày 27-1-1973, Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” chính thức được ký kết tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, sau gần 5 năm đàm phán. Nhân dân ta đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực gay go, quyết liệt cả trên chiến trường, trên bàn hội nghị và tranh thủ công luận quốc tế.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27-1-1973/27-1-2023), Báo Quân đội nhân dân giới thiệu loạt bài: “HIỆP ĐỊNH PARIS 1973: CHÚNG TA ĐÃ CHIẾN THẮNG NHƯ THẾ NÀO?”

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc chính quyền Lyndon B. Johnson phải tuyên bố xuống thang chiến tranh, tìm kiếm thương lượng để rút ra khỏi “vũng lầy” chiến tranh ở Việt Nam. Từ đây, diễn ra một cuộc chạm trán gay go, quyết liệt trên cả bàn hội nghị và tranh thủ công luận quốc tế.

Ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries, đánh dấu chiến thắng lẫy lừng của quân và dân ta sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời điểm này, Hội nghị giữa các nước lớn đã khai mạc tại Thủ đô Geneva (Thụy Sĩ). Ban đầu, Hội nghị không bàn ngay về vấn đề Đông Dương, mà bàn về vấn đề chiến tranh Triều Tiên. Chỉ một ngày sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương lập tức được đưa lên bàn nghị sự.

Hội nghị Geneva năm 1954 diễn ra vào giai đoạn chiến tranh lạnh, khi cuộc đối đầu hai cực Đông - Tây đang ở cao trào, với sự chia cắt đất nước ở một số quốc gia. Trong bối cảnh đó, các nước lớn đều có những toan tính riêng về lợi ích của mình trên bàn cờ Geneva.

Một trong những buổi họp của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Sau những màn thương lượng, thỏa hiệp, một giải pháp cho vấn đề Việt Nam tương tự như Triều Tiên đã được các nước thông qua. Theo đó, nước Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17 với khẳng định: “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời, hai miền phải thống nhất trước tháng 7-1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam đến Hội nghị Geneva trong tư thế của một dân tộc chiến thắng. Nhưng tình thế lịch sử lúc đó buộc chúng ta phải chấp nhận giải pháp tạm thời để tranh thủ củng cố lực lượng cho một cuộc trường chinh mới mà Trung ương Đảng và Bác Hồ đã sớm nhận định là lâu dài và vô cùng cam go trước khi giành được độc lập hoàn toàn.

Thực tế lịch sử đã chứng minh nhận định đúng đắn trên của Bác Hồ. Đế quốc Mỹ với nỗi ám ảnh về “Học thuyết Domino” và quyết tâm chống cộng triệt để đã từ chối ký vào văn bản hiệp định. Ngày 23-7-1954, nghĩa là chỉ hai ngày sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Ngoại trưởng Mỹ Dulles tuyên bố: “Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương” (Lịch sử Việt Nam, Nxb, Giáo dục, 2003). Lợi dụng điều khoản của Hiệp định Geneva, đế quốc Mỹ đã dàn dựng một cuộc di cư ồ ạt vào Nam của gần một triệu người, chủ yếu là người Công giáo. Đồng thời, từng bước thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam bằng cách tiếp tay cho Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, tổ chức trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại (23-10-1955), dựng lên một cuộc bầu cử gian lận để thành lập cái gọi là Việt Nam Cộng hòa ở nam vĩ tuyến 17.

Hiệp định Geneva đã để lại những kinh nghiệm và bài học đắt giá trên nhiều phương diện, nhất là việc vận dụng và quyết định ngay từ đầu lập trường cương quyết và đường lối đàm phán độc lập, tự chủ của Việt Nam tại bàn đàm phán Paris. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương họp vào cuối tháng 3-1965, Đảng ta đã chủ trương nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, “chống tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin tưởng vào sức mình”.

Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, "kiến trúc sư" cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã thừa nhận: Ở Geneva, họ (Việt Minh) thỏa hiệp để đổi lấy một lời hứa không được thi hành. Trong tương lai, thái độ sẵn sàng thỏa hiệp của họ với Washinhton hầu như không có... Ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ phải chỉ diễn ra giữa Washinhton và Hà Nội hoặc không có gì cả.

Trong cuốn sách “Không hòa bình, chẳng danh dự”, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho rằng, Bắc Việt Nam đã học được một bài học đắt giá là họ không nên tin ai, không thể nhân nhượng điều gì khi thương thuyết. Tổng thống Richard Nixon đã học được bài học ở Geneva là dùng các đồng minh của Hà Nội để buộc Hà Nội phải nhân nhượng, nhằm đạt được một giải pháp chính trị mà những điều khoản được thỏa thuận sẽ không cần phải tôn trọng.

Lần lượt dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu, đế quốc Mỹ kiếm cớ đổ quân trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam (năm 1965), gia tăng ném bom bắn phá miền Bắc bằng sách lược "cái gậy và củ cà rốt". Hàng loạt chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” được triển khai hòng đảo ngược thế trận, nhưng càng leo thang chiến tranh Mỹ càng sa lầy và bị cô lập.

Trên cơ sở phân tích thế ta và địch trên chiến trường, tình hình nội bộ nước Mỹ, từ ngày 23 đến ngày 26-1-1967, Hội nghị Trung ương 13 của Đảng đã họp, quyết định mở mặt trận ngoại giao, kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, hình thành thế chiến lược tiến công. Nghị quyết Trung ương 13 xác định, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp. Đấu tranh quân sự phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị để mau chóng làm tan rã lực lượng địch. Đấu tranh ngoại giao phải phục vụ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, mặt khác đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị thắng lợi, tạo thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao phát triển.

Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà còn giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động.

Trích Nghị quyết Trung ương 13 tháng 1-1967 “Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta”

Lần đầu tiên trong một văn kiện chính thức coi đấu tranh ngoại giao là một mặt trận, Nghị quyết Trung ương 13 của Đảng có giá trị như một bản cương lĩnh về đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Theo Đại tá, PGS, TS Hồ Khang, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, ta đã chọn đúng thời cơ để mở đòn tiến công ngoại giao, kéo Mỹ vào bàn đàm phán khi đang ở thế thắng. Hội nghị Trung ương 13 đã đưa ngoại giao trở thành một mặt trận tích cực, chủ động, đan quyện hai mặt đánh - đàm, nhằm vào chỗ yếu cơ bản về chính trị của đối phương để giành thắng lợi từng bước, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định.

Về phía Mỹ, trong khi các mục tiêu còn chưa thực hiện được thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân ta đã làm đảo lộn chiến lược chiến tranh và kéo theo rất nhiều sự rối loạn, chia rẽ trong đời sống chính trị - xã hội nước Mỹ. Mọi hy vọng trong các báo cáo lạc quan trước Tết của Washington và chính quyền Sài Gòn bị tiêu tan, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược từ leo thang đến xuống thang chiến tranh.

Lyndon B. Johnson trong Hồi ký đã viết: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ. Cố gắng của đối phương đã gây ra một hậu quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài chính phủ. Nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng: Chúng ta đã thất bại.

Trong cơn khủng hoảng về chiến lược chiến tranh và chính sách đối ngoại, lúng túng trước làn sóng phản đối chiến tranh trong nước, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Lindon. B. Johnson phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, gợi ý một giải pháp ngoại giao để rút ra khỏi “vũng lầy” Việt Nam. Cân nhắc, phân tích kỹ tình hình, ngày 3-4-1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố: “Sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ”. Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Paris.

Hội nghị Paris về Việt Nam gồm hai cuộc hội nghị kế tiếp nhau. Hội nghị hai bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ từ ngày 13-5-1968 đến ngày 1-11-1968. Hội nghị 4 bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa từ ngày 25-1-1969 đến ngày 27-1-1973.

Màn đấu trí gay gắt giữa Việt Nam và Mỹ diễn ra ngay từ việc lựa chọn địa điểm ngồi họp. Trong một đòn ngoại giao nhằm vào Hà Nội, Washington đưa ra đề nghị chọn Geneva (Thụy Sĩ) - Một địa điểm mà Hoa Kỳ biết chắc là Việt Nam không bao giờ chấp nhận, bởi đó là nơi đã ký kết hiệp định mà chính Hoa Kỳ đã lợi dụng nó để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hoa Kỳ cũng bác đề nghị của Việt Nam chọn địa điểm đàm phán tại Phnôm Pênh (Campuchia), tiếp tục đưa ra danh sách các địa điểm mà ở đó Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa thiết lập được cơ sở ngoại giao, nhằm đặt Việt Nam vào thế yếu trong đàm phán nếu được chấp thuận. Ngược lại, Hoa Kỳ có thể trì hoãn được cuộc đàm phán mà tránh được sự phản đối của dư luận. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực ngoại giao, cuối cùng Mỹ đã phải chấp nhận đề nghị của Việt Nam chọn Thủ đô Paris làm địa điểm mở hội nghị.

Ngày 9-5-1968, Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thủ đô Paris (Pháp), tiến hành cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN

Theo bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam: “Paris có thể nói là trung tâm của châu Âu, đầu mối về thông tin quốc tế rất quan trọng, rất thuận lợi để cả thế giới theo dõi cuộc đàm phán. Nơi đây, chúng ta có rất nhiều bạn bè trong nhân dân Pháp như Đảng Cộng sản Pháp, những phong trào thanh niên, phụ nữ, công đoàn… ủng hộ chúng ta. Phong trào kiều bào ở đây cũng rất mạnh. Có lẽ, phía Mỹ nghĩ rằng Paris ở châu Âu, là Thủ đô của nước Pháp đã từng thống trị Việt Nam nên thuận lợi cho họ. Nhưng chính nơi ấy lại thuận lợi cho chúng ta”.

Ảnh trái: Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam) trao đổi tại trụ sở của đoàn ở Thủ đô Paris (Pháp), tháng 1-1969. Ảnh: TTXVN

Ảnh phải: Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27-1-1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN

Trong suốt hơn 5 tháng hội nghị hai bên, lập trường của phía Việt Nam là yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc rồi mới bàn sang các vấn đề khác. Lập trường của Mỹ là đồng thời bàn về cả hai vấn đề quân sự, chính trị và đòi “có đi có lại” (cả quân Mỹ và quân đội miền Bắc cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam). Phía Việt Nam kiên quyết không thảo luận bất cứ vấn đề nào khác nếu Mỹ còn tiếp tục ném bom trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cục diện đàm phán giằng co, không có tiến triển này được báo chí phương Tây mô tả là “cuộc nói chuyện giữa những người điếc”.

Mỹ đưa ra những đòi hỏi phi lý nhằm kéo dài cuộc đàm phán để đánh lừa dư luận, sâu xa hơn là đưa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trở về năm 1954 - thời điểm ký kết Hiệp định Geneva về Đông Dương - Hiệp định mà chính Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đã phủ nhận.

Tại phiên họp thứ chín, ngày 19-6-1968, phái đoàn Hoa Kỳ thậm chí đưa ra luận điệu xuyên tạc Hiệp định Geneva 1954, cho rằng hiệp định này có thể dùng làm căn bản vững chắc đển tiến tới sự dàn xếp cho vấn đề Việt Nam; rằng mục đích vùng phi quân sự là chia Việt Nam thành hai chính thể khác biệt... Bộ trưởng Xuân Thủy vạch trần tính chất tay sai, bù nhìn của chính quyền Sài Gòn, truy vấn: “Liệu Hoa Kỳ có dám công nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam không?”, và bao giờ Hoa Kỳ chấm dứt hành động chiến tranh chống phá miền Bắc? Bị truy vấn bất ngờ, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Harriman tỏ ra lúng túng, trả lời tránh né. (Hiệp định Paris năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II).

Ngày 18-1-1969, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Thủ đô Paris (Pháp) diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội nghị 4 bên về Việt Nam, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Ảnh: TTXVN

Mặc dù phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố muốn tìm kiếm hòa bình, nhưng phía Mỹ vẫn mưu đồ thương lượng trên thế mạnh. Trước công luận, Tổng thống Jonhson tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc và sẵn sàng đi trước một bước để đàm phán với Việt Nam. Trên chiến trường, Mỹ tiếp tục dồn quân đánh phá ác liệt vùng “cán xoong” từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, tăng cường chi viện cho Khe Sanh. Thực chất, Mỹ muốn đổ trách nhiệm cho Việt Nam nếu cự tuyệt đàm phán, giành lợi thế dư luận và dồn Hà Nội vào thế bị động phải chạy theo điều kiện của Mỹ.

Tuy nhiên, thắng lợi quyết định của quân ta ở Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh và trên toàn miền Nam buộc Mỹ phải tiếp tục xuống thang chiến tranh. Để tạo cho Mỹ một “lối thoát danh dự”, phái đoàn Việt Nam tạm gác yêu cầu về họp hội nghị bốn bên, không đặt yêu cầu Mỹ phải chính thức tuyên bố công khai việc ngừng ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là không điều kiện.

Nửa đêm 30-10-1968, Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ Harriman đến tận nơi ở của đoàn Việt Nam để thông báo việc Tổng thống Mỹ sắp ra lệnh chấm dứt mọi cuộc oanh tạc và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ trưởng Xuân Thủy nhấn mạnh rằng phía Việt Nam luôn đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và qua tuyên bố của Harriman, phía Việt Nam hiểu như vậy là không điều kiện. “Các ngài đã nói thực chất không có một điều kiện có đi có lại nào và còn nói trong tất cả các tuyên bố của Hoa Kỳ không một chỗ nào có chữ “có điều kiện”. Như vậy chúng tôi khẳng định là Hoa Kỳ chấm dứt ném bom không điều kiện”, đồng chí Xuân Thủy nói. (Cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nxb Công an nhân dân)

Ông Lê Đức Thọ, cố vấn đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trao đổi với cố vấn của Tổng thống Mỹ, ông Henry Kissinger, tại vùng ngoại ô ở Paris ngày 23-11-1972 trước buổi đàm phán bí mật về Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Paris trải qua 247 phiên họp công khai và bí mật, kéo dài từ 15-3-1968 đến năm 27-1-1973, là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: AP

Thực tế đến ngày 1-11-1968, Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà không đòi một điều kiện có đi có lại nào, cũng có nghĩa Mỹ đã chấm dứt ném bom không điều kiện. Đến đây, vấn đề mấu chốt của cuộc đàm phán hai bên đã được giải quyết. Sau khi thế bế tắc được khai thông, trưởng đoàn Mỹ Hariman đã chia sẻ với ông Xuân Thủy rằng: “Tôi già trên 80 tuổi rồi, nên tai hơi khó nghe”. Đồng chí Xuân Thủy bèn nói ngay: “Bây giờ tôi mới biết ông nghễnh ngãng. Thảo nào chỉ có một câu là “Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc” thôi mà tôi nói suốt gần 6 tháng ông mới nghe ra”.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Harriman ký Hiệp định Paris, ngày 27-1-1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: -TTXVN

Ảnh trái: Ông Lê Đức Thọ, đại diện đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bên phải) và ông Henry Kissinger, phái viên của Tổng thống Mỹ, cùng ký tắt vào Hiệp định Paris tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ngày 23-1-1973. Các bên tham gia đàm phán và ký kết hiệp định Paris gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn miền bắc Việt Nam, do đồng chí Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ làm cố vấn) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (đoàn miền Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn), Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Ảnh: AP

Ảnh phải: Ngày 27-1-1973, tại Paris, bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng đại diện các bên ký chính thức Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực ngay lập tức. Bà Nguyễn Thị Bình là phụ nữ duy nhất đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình tại Paris giai đoạn 1968 - 1973. Ảnh: cecv.edu

Thắng lợi quan trọng này giúp chúng ta có thời gian củng cố hậu phương miền Bắc, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu tiếp theo. Bước vào giai đoạn đàm phán bốn bên, bản lĩnh, trí tuệ, chính nghĩa Việt Nam tiếp tục được khẳng định trong những màn đối đầu như nước với lửa để tìm lời giải cho hàng loạt câu hỏi: Cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là do đâu, ai là người phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ xâm lược, ai là người chống xâm lược? Ai đại diện chân chính, ai là bù nhìn, tay sai?...

Năm 1968: Ngày 13-5, Hội nghị Paris giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu.

Năm 1969: Ngày 25-1, lần đầu tiên diễn ra đàm phán giữa bốn bên để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam.

Năm 1970: Ngày 14-9, đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tuyên bố “Tám điểm” về giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ngày 17-9, tại phiên họp toàn thể lần thứ 80, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp “Tám điểm - nói rõ thêm” về một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn, thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam không có Thiệu - Kỳ - Khiêm. Ngày 18-10, Mỹ đưa ra “Đề nghị năm điểm” mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam. Ngày 10-12, tại phiên họp toàn thể lần thứ 94, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra “Tuyên bố ba điểm” về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31-7-1971.

Năm 1971: Ngày 31-5, Mỹ đưa ra đề nghị “cuối cùng” 7 điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả hai. Để tăng sức ép với Mỹ và hỗ trợ đấu tranh quân sự và chính trị, ngày 26-6, trong cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ - Kissinger, phía Việt Nam đưa ra “Sáng kiến hòa bình 9 điểm” tập trung vào việc đòi Mỹ thay Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 1-7, bà Nguyễn Thị Bình trình bày “Sáng kiến mới gồm 7 điểm, nhằm giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam Việt Nam”. Ngày 16-8, Kissinger đưa ra “Đề nghị 8 điểm”, cơ bản giữ lập trường cũ: không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về. Năm 1972: Ngày 2-2, để tăng sức ép với Mỹ và phối hợp với các hoạt động quân sự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố “Hai điểm nói rõ thêm” trong giải pháp 7 điểm. Ngày 24-3, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn, đến ngày 13-7 chấp nhận họp lại. Tại phiên họp ngày 8-10, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo “Hiệp định Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và dự thảo “Thỏa thuận về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam”. Ngày 20-10, hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31-10-1972.

Sau khi Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, phía Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định, đòi sửa 69 điểm trong văn bản đã thỏa thuận ngày 20-10. Ta phản đối, Hội nghị gặp bế tắc. Sau khi bị thất bại nặng nề trên bầu trời Hà Nội, ngày 30-12, Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán ở Paris.

Năm 1973: Ngày 27-1, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và bốn Nghị định thư liên quan chính thức được ký kết.