Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số thương hiệu in sâu vào tâm trí chúng ta, trong khi những thương hiệu khác lại chìm vào quên lãng? Điều gì khiến chúng ta chọn một sản phẩm thay vì một sản phẩm khác, dù chúng có vẻ tương tự nhau?
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số thương hiệu in sâu vào tâm trí chúng ta, trong khi những thương hiệu khác lại chìm vào quên lãng? Điều gì khiến chúng ta chọn một sản phẩm thay vì một sản phẩm khác, dù chúng có vẻ tương tự nhau?
Marketing không chỉ bán hàng mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng. Qua dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, giải quyết vấn đề và lắng nghe phản hồi, Marketing giúp tạo dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Bằng cách định vị thương hiệu độc đáo, phát triển sản phẩm sáng tạo và triển khai chiến dịch marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tạo rào cản đối thủ.
Kỷ nguyên Thương mại Đơn giản (Trước Cách mạng Công nghiệp): đây là thời kỳ mà mọi thứ đều được tạo ra bằng tay và chỉ có sẵn trong một nguồn cung hạn chế. Đó cũng là thời điểm mà các mặt hàng cơ bản thống trị. Các hộ gia đình sẽ sản xuất những gì họ tiêu dùng.
Kỷ nguyên sản xuất hàng loạt (những năm 1860-1920): bắt đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với giá rẻ. Thông thường các doanh nghiệp chỉ sản xuất một sản phẩm tại một thời điểm. Cũng trong thời đại này, các doanh nghiệp có tư duy “nếu được sản xuất, sẽ có người mua” và từ đó tạo lợi nhuận.
Kỷ nguyên bán hàng (những năm 1920-1940): Khi thị trường tiếp tục trở nên bão hòa và ngày càng gay gắt, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng lên. Điều này tạo ra nhu cầu về các kỹ thuật marketing và bán hàng. Các công ty hy vọng thông qua các kỹ thuật thuyết phục mà họ có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, các công ty quan tâm đến việc bán sản phẩm chỉ đơn giản là để loại bỏ chúng vì lợi nhuận chứ không phải vì nó sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mọi thứ trong thời đại bán hàng đều là về giá cả, không phải chất lượng của sản phẩm hay nhu cầu của khách hàng.
Kỷ nguyên bộ phận marketing (1940-1960): Bộ phận marketing được biết đến trong thời kỳ này. Quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi và bất cứ thứ gì liên quan đến marketing đều được nhóm lại thành một bộ phận.
Kỷ nguyên công ty marketing (1960-1990): Đây là kỷ nguyên mà bộ phận marketing nắm quyền kiểm soát. Bộ phận marketing có thể giúp định hướng hướng đi của công ty. Tất cả nhân viên cùng tham gia vào hoạt động marketing, đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của công ty.
Thêm vào đó là có sự chuyển giao từ sản xuất hàng loạt theo tạo ra sản phẩm làm hài lòng khách hàng. Khách hàng trở thành vua và bây giờ là trọng tâm chính. Doanh nghiệp tồn tại bởi vì họ ở đây để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các kênh phân phối và chiến lược định giá cũng được xác định trong thời kỳ công ty markeitng.
Kỷ nguyên marketing mối quan hệ (1990-2010): Trong kỷ nguyên này, trọng tâm không chỉ là tạo mối quan hệ với khách hàng mà còn là mối quan hệ lâu dài. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra sự trung thành của khách hàng. Các doanh nghiệp muốn tạo ra sản phẩm đảm bảo khách hàng của họ sẽ quay lại mọi lúc.
Kỷ nguyên marketing Mạng xã hội / Di động (2010-Nay): Các doanh nghiệp tập trung vào việc xã hội hóa và kết nối với khách hàng trong thời gian thực. Do công nghệ, doanh nghiệp và khách hàng có thể giao tiếp 24/7. Bây giờ khách hàng đang là đầu tàu để phát triển marketing, không phải doanh nghiệp.
Bối cảnh kinh doanh luôn biến đổi, Marketing cũng theo đó phát triển với những xu hướng mới. Để duy trì tính cạnh tranh và thích ứng với thị trường, các doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng những xu hướng này:
Marketing hiện đại hướng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng. Nhờ công nghệ và Big Data, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích thông tin về sở thích, hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra nội dung, sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Cá nhân hóa giúp tăng cường sự tương tác, gắn kết và lòng trung thành của khách hàng.
AI và Machine Learning đang cách mạng hóa cách tiếp cận Marketing. Các công cụ AI tự động hóa công việc lặp đi lặp lại, phân tích dữ liệu lớn để đưa ra hiểu biết sâu sắc về khách hàng và dự đoán xu hướng thị trường. Chatbot AI hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7, trong khi các thuật toán Machine Learning giúp cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.
Tiếp thị đa kênh là chiến lược tích hợp các kênh tiếp thị như website, mạng xã hội, email, ứng dụng di động để tạo ra trải nghiệm liền mạch và nhất quán cho khách hàng trên mọi điểm chạm. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc và tăng cường hiệu quả chiến dịch marketing.
Tương lai của Marketing hứa hẹn nhiều thay đổi và cơ hội. Bằng cách nắm bắt và áp dụng những xu hướng mới, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch marketing sáng tạo, hiệu quả và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Với việc áp dụng hình thức tiếp thị trên internet vào kinh doanh mang lại nhiều lợi ích và tối ưu thời gian, chi phí hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một chiến lược Marketing Online để quảng bá về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ các loại hình, bản chất, lợi ích mà chúng mang lại. Từ đó, đưa ra sự cân nhắc, lựa chọn loại hình phù hợp dựa trên nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp (bao gồm: nguồn lực về người, kinh tế,…) cũng như hành vi, thói quen, sở thích của tệp khách hàng mục tiêu và các vấn đề khác.
“Content is King” là câu nói nằm lòng của tất cả các marketer và nó cũng thể hiện được tầm quan trọng của Content trong các hoạt động tiếp thị (cả online và offline).
Content Marketing (tiếp thị nội dung) hiểu một cách đơn giản nhất đó là bạn việc bạn tạo và phân phối những nội dung phù hợp, có giá trị và nhất quán để thu hút và giữ chân một nhóm đối tượng độc giả đã xác định trước đó. Cuối cùng là thúc đẩy nhóm đối tượng này phát sinh những “hành động có lợi” cho doanh nghiệp của mình. Hành động có lợi ở đây không có nghĩa đó phải là những đơn hàng, là doanh số bán hàng mà nó có thể là sự giới thiệu, sự tin tưởng, trung thành và những yếu tố khác dựa mục tiêu chiến lược tiếp thị xác định trước đó.
Thay vì bạn truyền tải những gì bạn muốn khách hàng nghe như: Kinh nghiệm của chúng tôi như thế này, chúng tôi có sản phẩm này và đây là lợi ích của nó,… thì content marketing sẽ đưa ra những nội dung mà khách hàng muốn nghe. Giúp bạn dễ dàng kết nối khách hàng với thương hiệu của mình một cách gần gũi, có thiện cảm và tin tưởng nhất.
Ví dụ: Bạn đang sở hữu một thương hiệu A cung cấp các sản phẩm thời trang thiết kế che khuyết điểm dành cho những đối tượng nữ giới đã sinh con và đang làm văn phòng. Công việc của Content Marketing là đồng hành và chia sẻ với họ các vấn đề như: Hoạ tiết nào trên trang phục giúp tôn dáng mà che được các khuyết điểm tại bắp tay, bụng, đùi. Màu sắc nào phù hợp với làn da sẫm màu. Người có chiều cao khiêm tốn nên chọn trang phục kẻ sọc, kẻ ngang hay caro. Người béo nên chọn hoa nhí hay hoa to,… Thậm chí là chia sẻ thêm với họ những nội dung phục vụ cho những vấn đề có thực đời sống thường ngày của họ…
Tiếp thị nội dung được hoạt động chặt chẽ cùng với nhiều loại hình tiếp thị trực tuyến khác, đặc biệt là tiếp thị truyền thông xã hội và SEO. Bài viết các bạn đang đọc là điển hình cho tiếp thị nội dung mà FPT Skillking cung cấp. Đây là sự kết hợp giữa tiếp thị nội dung và SEO!
Thuật ngữ Social Media Marketing (hay còn gọi là tiếp thị truyền thông xã hội) đề cập tới việc sử dụng truyền thông xã hội và mạng xã hội để tiếp thị về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ tới tệp đối tượng mục tiêu đã xác định trước đó.
Ngày nay, dưới sự bùng nổ về công nghệ, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… được sử dụng rộng rãi ngay cả trên lãnh thổ Việt Nam. Dựa trên sức hút của những nền tảng này, các cá nhân, thương hiệu nhanh tay tận dụng chúng để có thể tiếp cận khách hàng. Không những thế, điều này còn kích thích sự tương tác qua lại giữa thương hiệu và khách hàng của họ, tăng hiệu quả cho những chiến lược tiếp thị.
Là một nơi hoàn hảo để quảng bá nội dung có giá trị phục vụ khách hàng tiềm năng, tiếp thị truyền thông xã hội có mối liên kết chặt chẽ với tiếp thị nội dung (như đã nói phía trên). Tiếp thị truyền thông xã hội được chia thành hai nhóm: miễn phí và trả phí:
Search Engine Optimization (gọi tắt SEO) là quá trình tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Bạn có thể thấy rất nhiều công cụ tìm kiếm hiện nay như Google, Cốc Cốc, Bling… Những công cụ này cho phép người dùng tìm kiếm các thông tin, hình ảnh, địa chỉ, video… về một sản phẩm, dịch vụ hoặc một lĩnh vực nào đó mà họ đang quan tâm thông qua các từ khoá truy vấn. Tại Việt Nam, Google đang chiếm “ngôi vương” vậy nên SEO chủ yếu tập trung trên nền tảng này.
Công việc của SEO là dựa trên những từ khoá truy vấn được Google tư vấn, tối ưu nội dung và sử dụng các kỹ thuật khác nhau để nâng cao thứ hạng của website. Đưa những nội dung đó hiển thị lên những kết quả đầu tiên mà Google trả về khi người dùng gõ từ khoá tìm kiếm. Ví dụ khi bạn tìm kiếm từ khóa ” xe ô tô cũ ” các kết quả hiện ra đầu tiên chính là SEO.
Mục tiêu cuối cùng của SEO đó là thu hút và tăng lưu lượng người truy cập vào website của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hiệu quả về nhận diện thương hiệu, doanh số.
Dưới đây là một số kỹ thuật SEO cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
Các công việc bạn sẽ phải thực hiện trong kỹ thuật SEO Onpage này bao gồm:
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình quảng cáo, trong đó một công ty, doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà xuất bản thứ ba để dẫn dắt khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp hoặc tăng lưu lượng truy cập vào website. Bên thứ ba được tạm coi là một chi nhánh và được nhận phí hoa hồng từ doanh nghiệp thuê để kích thích họ tìm cách quảng bá.
Mô hình của hình thức tiếp thị này gần giống như mô hình kinh doanh cộng tác viên online mà bạn thường thấy. Nó được hiểu là khi bạn quảng cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh áp dụng chương trình affiliate, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ phía họ.
Bạn có thể tham khảo chương trình tiếp thị liên kết của Amazon – Amazon Associates. Người sáng tạo, nhà xuất bản hay người viết Blog đăng ký để chia sẻ về các sản phẩm và dịch vụ của Amazon trên trang web và ứng dụng của họ. Đổi lại, họ sẽ nhận được hoa hồng cho doanh số bán hàng mà website của họ tạo ra.
Đúng như tên gọi của nó, đây là hình thức mà bạn sẽ sử dụng thư điện tử (email) với những nội dung tiếp thị, quảng bá, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu,… tới nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp xác định
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần phải có một số địa chỉ email nhất định mới có thể triển khai được loại hình này.
Một lời khuyên nhỏ dành cho bạn nếu như đang có ý định áp dụng loại hình này trong kế hoạch triển khai đó là nên để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi nhận email mà bạn cung cấp. Không nên sử dụng các công cụ hỗ trợ, ép buộc khách hàng để lấy địa chỉ email, hãy để họ “tự nguyện” để lại email của mình. Hành động này chứng tỏ rằng khách hàng có quan tâm, sẵn sàng nhận các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn. Điều này giúp sự kết nối giữa nhãn hàng, thương hiệu và khách hàng trở nên mật thiết hơn thay vì “cưỡng bức” họ bởi hàng loạt những email mà họ không thực sự mong chờ, spam, khiến họ cảm thấy khó chịu và tạo một ấn tượng xấu.
Ví dụ về Email Marketing giới thiệu sản phẩm của Gucci xem tại đây
Các loại Email Marketing thường được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
Để email trở nên hấp dẫn hơn với khách hàng, có 3 chú ý nhỏ dành cho bạn như sau:
Đây là một trong những loại hình được sử dụng nhiều nhất trong Marketing Online. Bạn sẽ phải trả chi phí để được hiển thị quảng cáo lên những vị trí mong muốn của các nền tảng trực tuyến như Google, Facebook, Youtube,Instagram…
Chi phí sẽ thường sẽ được tính dựa trên số lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn (Pay per click). Vậy nên, Paid Advertising (quảng cáo trả tiền) còn được gọi một cái tên khác là PPC.
Tuy nhiên, tuỳ vào mục tiêu tiếp thị của nhà quảng cáo, các nền tảng thực hiện tính phí bằng các hình thức khác nhau. Như: