Bộ đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 có đáp án chi tiết
Bộ đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 có đáp án chi tiết
Tổng hợp bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 của nhiều trường THCS có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh luyện thi hiệu quả.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 8 năm học 2024 - 2025 có đáp án chi tiết. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn mới nhất của các trường THCS trên cả nước.
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)
Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết bài thơ thuộc thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ sử dụng luật thơ gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Những từ tượng hình có trong bài là
D. le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh.
Câu 4 (0,5 điểm): Bố cục của bài thơ được chia như thế nào?
B. Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
C. Gồm 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.
Câu 5 (0,5 điểm): Cách ngắt nhịp của bài thơ?
Câu 6 (0,5 điểm): Tâm trạng của tác giả được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?
Câu 7 (0,5 điểm): Hình ảnh làng quê trong bài thơ hiện lên như thế nào?
Câu 8 (0,5 điểm): Đề tài của bài thơ Thu ẩm và Thu điếu có gì giống nhau?
Câu 9 (1,0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “ vầy” trong câu “ mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”? nội dung câu thơ biểu đạt điều gì?
Câu 10 (1,0 điểm): Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
… “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.
(Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1 (0,5đ). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ). Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (0,5đ). Tìm các hình ảnh miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.
Câu 4 (0,5đ). Xác định từ tượng hình có trong đoạn trích? Nêu tác dụng.
Câu 5 (2đ). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp 12 câu nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Đoạn văn có sử dụng một tình thái từ, một thán từ (gạch chân, chú thích tình thái từ, thán từ).
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ. Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn.
Câu 9: Giải nghĩa từ “ vầy”: cọ, chà, sự tác động của tay lên mắt.
- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe: mắt của tác giả Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài (vầy – cọ, chà) nhưng vẫn đỏ lên.
- Đó là ánh mắt u buồn vì sự bất lực trước thời cuộc. Cho thấy được nỗi lòng canh cánh của tác giả đối với vận mệnh của đất nước.
Câu 10: Bài thơ Thu ẩm thể hiện tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Khuyến. HS phân tích một số ý làm rõ nội dung này:
+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên, làng cảnh, yêu quê nhà; ông đưa vào thơ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhất của quê hương.
+ Bài thơ Thu ẩm thể hiện nỗi trăn trở của tác giả trước thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Mượn rượu để giải sầu mà sầu lại càng thêm chồng chất.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá.
c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí
HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương.
- Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu.
- Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…
- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình…
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn…
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- ND: Miêu tả cái chết của Lão Hạc và tâm tư của ông giáo.
-Từ ngữ miêu tả cái chết của lão Hạc:
+ Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
+ Lão tru tréo, bọp mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nẩy lên; lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
- Từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc
+ Gây ấn tượng mạnh với người đọc
+ Diễn tả cái chết đầy đau đớn, dữ dội của lão Hạc.
- Có sử dụng tình thái từ, thán từ (gạch chân, chú thích)
* Nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:
- Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu.
- Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm quyền, chịu sưu cao thuế nặng;
- Người nông dân thấp cổ bé họng không những không được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo.
(Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học)
- Đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (0,5đ)
- Cuộc đời số phận của người nông dân: cơ cực, nghèo khổ, tối tăm, bế tắc, không lối thoát (lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật). (1đ)
- Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:
+ Chị Dậu: Có lòng yêu thương chồng con tha thiết, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.(1đ)
+ Lão Hạc: thương con, lương thiện, nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng.(1đ)
- Phẩm chất tốt đẹp: Tận tụy, hi sinh vì người thân. (1đ)
- Giá hiện thực, giá trị nhân đạo qua nhân vật chị dậu, lão Hạc. (1đ)
c. Kết bài: Dù cuộc sống cơ cực, bế tắc nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những tính cách điển hình cho người nông dân Việt Nam. (0,5đ)