Trong đó, phải kể tới chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Thành phố trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Nông dân trực thuộc Hội Nông dân Thành phố. Đặc biệt, Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong đó, phải kể tới chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Thành phố trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Chính sách cho vay của Quỹ hỗ trợ Nông dân trực thuộc Hội Nông dân Thành phố. Đặc biệt, Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, mua giống, vật tư, thức ăn, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
Chính sách thông tin là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ mà tổ chức, nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể thông tin khác. Từ đó, giải quyết vấn đề chính sách, đồng thời những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của tổ chức, nhà nước được thực hiện.
Phân loại chính sách thông tin:
- Dựa vào lĩnh vực hoạt động: báo chí, bưu chính viễn thông, sở hữu trí tuệ…
- Dựa vào loại hình thông tin: Thông tin bằng chữ viết, hình ảnh, trên mạng Internet…
- Dựa vào cấp độ ban hành chính sách:
Chính sách thông tin quốc gia: Chính sách kinh tế, đối ngoại, quốc phòng…
Chính sách thông tin cơ quan: Chính sách phát triển, nhân lực, kinh doanh….
Một số vai trò của chính sách thông tin:
- Đảo bảo quyền thông tin của người dân
- Đẩy mạnh quá trình sáng tạo, quản lý, phát triển thông tin
- Định hướng, điều tiết, tạo tiền đề phát triển kinh tế, xã hội
- Là công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành của các cá nhân, tổ chức,....
Tổng kết lại. chính sách là gì, một số khái niệm khác liên quan đến chính sách đã được chúng tôi tổng hợp và trình bày chi tiết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ mang lại nhiều thành tựu cho quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững như tăng năng suất, giảm chi phí, đảm bảo tính chính xác về yêu cầu, điều kiện đối với sản phẩm nông nghiệp...
Quán triệt nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ trọng tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Nhà nước cũng đã ban hành một loạt các chính sách và pháp luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối trên thành các hoạt động cụ thể trên thực tiễn trong phạm vi cả nước nói chung và ở địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Những chính sách, pháp luật này sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Một số chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luật Công nghệ cao 2008 ra đời là bước ngoặc đánh dấu sự nhận thức và quan tâm đúng đắn của Nhà nước ta đối với việc ứng dụng các công nghệ cao vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mang lại hiệu quả cao. Luật điều chỉnh các hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. Luật cũng xác định rõ “Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao”. Điều này có nghĩa khi chúng ta muốn phát triển hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá về hoạt động tìm kiếm, phát triển, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực... một cách đồng bộ để có thể thúc đẩy đồng thời các yếu tố của hoạt động này, giúp cho nền nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng và phát triển bền vững. Luật cũng quy định rõ, để phát triển bền vững các hoạt động công nghệ cao nói chung, nền nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, Nhà nước cần tập trung nghiên cứu và xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách như sau:
Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.
Tập trung đầu tư phát triển nhân lực công nghệ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.
Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
Dành ngân sách nhà nước và áp dụng cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ, chương trình, dự án về công nghệ cao, nhập khẩu một số công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Kể từ khi Luật Công nghệ cao ra đời ngày 13 tháng 11 năm 2008, Việt Nam đã có nhiều chính sách, Chương trình Quốc gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao có thể kể đến đó là: Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao và phụ lục danh mục công nghệ cao áp dụng... Có thể thấy rằng, Nhà nước luôn chú trọng đến các cơ chế, chính sách nhằm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở cả nước nói chung.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao một lần nữa được nhắc đến trong Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 một cách chi tiết và cụ thể hơn. Chiến lược đã lồng ghép mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở từng nhóm nhiệm, vụ giải pháp trong từng lĩnh vực của ngành như trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, lâm nghiệp, diêm nghiệp... Chiến lược cũng khẳng định trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp công nghệ cao ở các nội dung như “Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất... Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, ứng dụng công nghệ số...” Mục tiêu của Chiến lược là làm sao người dân có thể hiểu rõ về vai trò quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; để từ đó, có sự ủng hộ và chủ động thực hiện những cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Chiến lược cũng xác định thêm nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo là Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để có thể đẩy mạnh quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tăng năng suất lao động kết hợp với gia tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện đời sống ở nông thôn nói riêng, cả nước nói chung.
Hoàn thiện chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Có thể thấy rằng, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng khi rà soát tổng thể, vẫn còn nhiều khía cạnh, lĩnh vực trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chưa có cơ chế, chính sách phù hợp. Để có thể tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, việc hoàn thiện chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một bước quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ứng dụng và phát triển bền vững của công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Dưới đây là một số khía cạnh cần được xem xét trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật:
Khung pháp luật và quy định rõ ràng: Cần xây dựng một khung pháp luật và quy định rõ ràng về việc áp dụng, phát triển và quản lý nông nghiệp công nghệ cao. Điều này đảm bảo tính an toàn, bảo mật và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Khuyến khích đầu tư và hỗ trợ tài chính: Chính sách cần khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao bằng cách cung cấp các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và vốn đầu tư. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính ban đầu đối với những người nông dân và doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ cao.
Đào tạo và phát triển nhân lực: Chính phủ cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ cao trong nông nghiệp. Điều này bao gồm cả người nông dân, cán bộ quản lý nông nghiệp và những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Chính sách cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ và đầu tư vào các dự án nghiên cứu mới và sáng tạo giúp tạo ra các giải pháp tiên tiến cho nông nghiệp.
Bảo vệ dữ liệu và quyền sở hữu trí tuệ: Chính sách cần đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao. Điều này đảm bảo rằng người nông dân và các doanh nghiệp không bị mất quyền kiểm soát về thông tin và dữ liệu của họ.
Khuyến khích hợp tác công tư: Chính phủ cần khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và người nông dân để tạo ra môi trường hỗ trợ sự phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Giám sát và kiểm tra chất lượng: Chính phủ cần thiết lập cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, cần có cơ sở hạ tầng kỹ thuật như mạng internet ổn định, nguồn điện liên tục và hệ thống giao thông thuận lợi.
Tạo cơ hội thị trường: Chính phủ cần hỗ trợ tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, bằng cách khuyến khích sự phát triển của các kênh phân phối và thúc đẩy tiếp cận thị trường.
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, Nhà nước cần có kế hoạch, chương trình hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp./..
GIẤY XÁC NHẬN VAY VỐN NGÂN HÀNG & ĐƠN CAM KẾT TRẢ NỢ (Tải tại đây)