Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố. Ngân hàng đã hỗ trợ chính sách giảm nghèo, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn vay vốn từ đó vươn lên trong cuộc sống.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố. Ngân hàng đã hỗ trợ chính sách giảm nghèo, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn vay vốn từ đó vươn lên trong cuộc sống.
Các đối tượng quy định tại điểm (*) nêu trên được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề khi có đủ các điều kiện sau:
1- Có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng;
2- Chưa được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.
Các đối tượng theo quy định (*) nêu trên tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hưởng các chính sách hỗ trợ sau: Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn; chính sách hỗ trợ vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Các đối tượng theo quy định (*) nêu trên tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
Theo dự thảo, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
Tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.
Học sinh, sinh viên tham gia việc làm bán thời gian được bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nhiều chuyên gia về lao động nhận định hệ thống chính sách việc làm hiện tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, giới trẻ nông thôn. Các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Lê Văn Thanh cho biết lao động thanh niên là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động, với khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4% lao động cả nước), mang lại một nguồn cung lao động dồi dào và nhiều tiềm năng.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yêu cầu của thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, cải thiện về kỹ năng số, nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động thanh niên là rất quan trọng.
Những năm qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật liên quan, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về lao động, giải quyết việc làm theo hướng bền vững cho người lao động (NLĐ) nói chung, thanh niên nói riêng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên.
Tuy nhiên, việc tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế. Tỉ lệ lao động thanh niên qua đào tạo dù cao hơn tỉ lệ chung của cả nước song nhiều người vẫn thiếu các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc. Tình trạng thất nghiệp của một bộ phận thanh niên, nhất là nhóm tuổi 15-24, đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
"So với thế giới và khu vực, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên phản ánh việc kết nối cung - cầu lao động chưa thực sự hiệu quả" - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Hoàng Hà, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho rằng việc phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế số mà Việt Nam đang bắt nhịp rất nhanh với xu hướng chung của thế giới sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Do vậy, các chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời đại công nghệ 4.0 quan trọng là trang bị cho họ những bộ kỹ năng để đủ năng lực thích ứng tham gia thị trường lao động mới này.
Nhờ chính sách vay vốn giải quyết việc làm, nhiều thanh niên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh và tạo việc làm cho nhiều người khác
Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc làm.
Thông qua các hoạt động như hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; cho vay tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài..., dự thảo nêu rõ nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cũng trong dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến khích, tạo điều kiện cho NLĐ có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, NLĐ là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hoặc hộ có đất thu hồi, thân nhân của người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện, lao động thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo… có nhu cầu sẽ được nhà nước hỗ trợ.
Nhóm NLĐ này sẽ được hỗ trợ học ngoại ngữ, đào tạo nâng cao trình độ đủ tiêu chuẩn của nước tiếp nhận lao động; được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm cả những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây là điểm mới, được đánh giá là sát với nhu cầu của NLĐ bởi hiện có nhiều hình thức đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ LĐ-TB-XH khẳng định dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ là bước đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.
Năm 2023, các hoạt động tư vấn, kết nối, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên được Trung ương Đoàn rất chú trọng. Qua đó, Đoàn Thanh niên các cấp tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho trên 3,1 triệu đoàn viên, thanh niên; giới thiệu việc làm cho hơn 1,1 triệu người.
Trong năm 2024, Trung ương Đoàn tiếp tục đổi mới hình thức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm, đào tạo nghề và dịch vụ việc làm trên nền tảng công nghệ số. Đồng thời, mở rộng quy mô và tăng cường kết nối giữa các trung tâm trong việc triển khai các hoạt động cung ứng và giới thiệu việc làm, tư vấn và xuất khẩu lao động...